Xã Khánh Thượng (Ba Vì, Tp. Hà Nội): Nước thải chăn nuôi lợn 'nhuộm xanh' nước sông Đà

Mùi hôi thối nồng nặc, ô nhiễm môi trường, sức khoẻ bị đe doạ, đó là thực trạng những gì mà người dân thôn Phú Thứ, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì (Hà Nội) đang phải hứng chịu do các hộ chăn nuôi lợn xả nước thải không qua xử lý ra môi trường. Nguy hiểm hơn, những dòng nước thải hôi thối này vẫn ngày đêm âm thầm chảy ra “bức tử” sông Đà, khiến cả một đoạn sông bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Rác thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi thay nhau “bức tử” bờ sông Đà
Rác thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi thay nhau “bức tử” bờ sông Đà

Theo phản ánh của người dân, PV Moitruong.net.vn đã tìm đến thôn Phú Thứ, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì để khảo sát tình hình thực tế. Khi vừa đặt chân đến đây, chúng tôi không khỏi “kinh hãi” trước sự ô nhiễm khủng khiếp mà người dân nơi đây đang ngày đêm phải hứng chịu. Đi dọc theo con đường ven sông Đà tại địa phận thôn Phú Thứ, đập vào mắt chúng tôi là cả một đoạn dài người dân vứt các túi rác lớn nhỏ la liệt khắp nơi, rồi theo dòng nước chảy ùn ứ lại tạo thành một bãi rác thải “lềnh phềnh” trên mặt nước.

Xã Khánh Thượng (Ba Vì, Tp. Hà Nội): Nước thải chăn nuôi lợn 'nhuộm xanh' nước sông Đà ảnh 1 

Dòng nước từ những đường ống đua nhau chảy trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng

Không chỉ vậy, dòng sông Đà thơ mộng còn phải “oằn mình” hứng các loại nước thải sinh hoạt, đặc biệt là nước thải của các hộ chăn nuôi lợn xả trực tiếp ra môi trường mà không qua bất kỳ công đoạn xử lý nào. Dòng sông trong xanh ngày nào nay đã bị ô nhiễm nặng nề và biến thành một bãi tập kết các loại rác thải khiến nước sông đặc quánh, đen ngòm. Các đường ống nối đuôi nhau chảy từ các hộ chăn nuôi ra dòng sông khiến những khu đất dòng nước chảy qua đổi màu biến thành những mảnh đất đen cùng với mùi hôi thối ghê rợn, ruồi nhặng bu kín cả một vùng.

Nhiều hộ dân tại đây cho biết tại thôn có hộ chăn nuôi thường xả thải trực tiếp ra môi trường. Những gia đình sống xung quanh khu vực có mặt bằng thấp là nước thải của các hộ chăn nuôi lợn chảy lênh láng khắp vườn. Tình trạng này kéo dài đã nhiều năm nay nhưng chưa thấy cơ quan nào đến làm việc xử lý sai phạm và khắc phục. Điều này dẫn đến tình trạng ruồi muỗi phát sinh ngày càng nhiều, khiến đời sống sinh hoạt của người dân tại thôn Phú Thứ gặp nhiều khó khăn. Tình trạng ô nhiễm môi trường do các hộ chăn nuôi lợn tại thôn đã diễn ra trong nhiều năm nay nhưng hàng trăm hộ dân tại đây vẫn chấp nhận sống chung với “lũ”.

Xã Khánh Thượng (Ba Vì, Tp. Hà Nội): Nước thải chăn nuôi lợn 'nhuộm xanh' nước sông Đà ảnh 2 Đường ống dẫn nước thải chăn nuôi được các hộ nuôi lợn “khéo léo” ngụy trang, xả thải trực tiếp ra bờ sông Đà

Trao đổi với phóng viên ông N.N.T (57 tuổi), sống tại thôn Phú Thứ cho biết: “Phần lớn các hộ dân chăn nuôi ở đây đều là các hộ nhỏ lẻ với quy mô vài chục con, nước thải với phân lợn trong những ngày nắng nóng bốc mùi khó chịu vô cùng. Ngay cạnh nhà tôi là hộ chăn nuôi nhà Hổ Hoa chăn nuôi với quy mô lên tới hơn 200 con nhưng lại không có biện pháp xử lí môi trường, xả thải trực tiếp ra sông, ngày nào gió từ ngoài sông thổi vào thì chúng tôi chỉ có đóng cửa ở trong nhà vì mùi hôi thối. Ruồi, muỗi thì tăng lên mỗi ngày, chúng tôi phải sử dụng hơn chục vỉ keo dính ruồi và có những hôm ăn cơm phải ngồi kín không ruồi bay vào mâm cơm không ăn nổi”.

Xã Khánh Thượng (Ba Vì, Tp. Hà Nội): Nước thải chăn nuôi lợn 'nhuộm xanh' nước sông Đà ảnh 3 Nước thải do các hộ chăn nuôi lợn xả trực tiếp ra môi trường nổi váng lênh lánh, bốc mùi hôi thối nồng nặc

Cùng chung cảnh phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường do các hộ chăn nuôi lợn trong thôn gây ra, chị N.T.T (42 tuổi) sống tại thôn Phú Thứ, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì bày tỏ: “Chúng tôi ở đây sống khổ cực lắm, mùi hôi thối từ phân lợn của các hộ chăn nuôi, đặc biệt là hộ của gia đình nhà Tám Hanh, nhà này nuôi lợn nhiều nhất, là chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng số lợn trong trại phải lên tới 300 con. Nước xả thải của phân lợn ra môi trường mùi ghê lắm.

Nhà tôi cách gần 300m mà ngày nào cũng như ngày nào, mỗi khi trời nắng gió thổi từ ngoài sông vào là không thể chịu nổi. Mùi bốc lên đến đâu thì ruồi muỗi theo đến đấy, nhà tôi ở đây bán hàng mà ngày nào cũng mất ít nhất 5 đến 6 miếng dính ruồi bu kín thì mới đỡ. Có những ngày ăn cơm phải vào phòng kín đóng cửa lại mới ăn được không ruồi bu kín mâm cơm. Mà không riêng gì nhà Tám Hanh, tại thôn này dường như là cả làng đều nuôi lợn, hều hết nhà nào cũng không có hầm ga để xử lý nước thải do chăn nuôi gây ra, đều xả trực tiếp ra môi trường”.

Xã Khánh Thượng (Ba Vì, Tp. Hà Nội): Nước thải chăn nuôi lợn 'nhuộm xanh' nước sông Đà ảnh 4 Phân lợn đen kịt bờ sông Đà, “sản phẩm” từ chính những hộ chăn nuôi lợn tại thôn Phú Thứ

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Moitruong.net.vn đã tìm gặp ông Trần Minh Châu, trưởng thôn Phú Thứ, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì để làm rõ thông tin. Nhưng những gì chúng tôi nhận được lại là sự đùn đẩy. Ông Châu khẳng định: “Chúng tôi ở đây chỉ là các hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, chúng tôi đều có hệ thống dẫn nước thải đàng hoàng. Nếu muốn tìm hiểu về vấn đề môi trường các anh chị cứ lên xã gặp anh Khánh chịu trách nhiệm về khoản đó thì sẽ hiểu rõ hơn, chúng tôi ở đây không quản lý những vấn đề này”. Với cương vị là người đứng đầu một thôn mà câu trả lời của ông Châu dường như là đùn đẩy trách nhiệm, tỏ ra sự thờ ơvà có dấu hiệu bao che cho những sai phạm mà các hộ dân nuôi lợn gây ra.

Rác thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi xả thẳng ra ngoài môi trường, mùi ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng, số lượng ruồi muỗi không ngừng gia tăng hàng ngày gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân, dòng sông Đà ngày đêm hứng chịu dòng nước thải từ các hộ chăn nuôi gây ô nhiễm. Tình trạng này diễn ra nhiều năm nay tại sao vẫn chưa một ai đứng ra xử lý, trách nhiệm của UBND xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì như thế nào khi để tình trạng này?.

Theo Môi Trường và Cuộc Sống

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.