Hàn Quốc thông qua dự luật trao quyền nhiều hơn cho y tá

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Quốc hội Hàn Quốc hôm thứ Tư đã thông qua dự luật cho phép y tá thực hiện một số thủ tục y tế thường do bác sĩ tiến hành trong bối cảnh các bác sĩ đình công kéo dài.
Hàn Quốc thông qua dự luật trao quyền nhiều hơn cho y tá

Trong nhiều năm, các nhóm và hiệp hội vận động hành lang y tá đã thúc đẩy luật điều dưỡng để cải thiện điều kiện làm việc, nhưng nỗ lực của họ đã bị cản trở bởi sự phản đối gay gắt của các bác sĩ và sự thiếu đồng thuận của giới chính trị gia.

Nhưng mối lo ngại ngày càng gia tăng về gánh nặng cả về mặt pháp lý và công việc mà các y tá hiện phải gánh chịu kể từ khi hàng nghìn bác sĩ thực tập sinh bắt đầu biểu tình trên toàn quốc từ tháng 2.

Sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 gần đây cũng đe dọa làm quá tải các bệnh viện, khiến các đảng chính trị tại Hàn Quốc phải tìm kiếm sự thỏa hiệp trong tuần này.

Đạo luật mới nhất được thiết kế để đặt nền tảng pháp lý cho phép những y tá trợ lý bác sĩ thực hiện một số thủ tục y khoa nhất định.

Hiệp hội Y tá Hàn Quốc hoan nghênh dự luật này và cho biết đây là kết quả của nỗ lực kéo dài 19 năm.

“Dự luật hôm nay đã mở ra con đường thiết lập một hệ thống chăm sóc điều dưỡng và đạt được phạm vi bảo hiểm y tế toàn dân, đồng thời đặt nền tảng cho trách nhiệm của nhà nước trong việc đào tạo, điều động và đảm bảo nhân lực điều dưỡng xuất sắc”, Hiệp hội Y tá tuyên bố.

Tuy nhiên, Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc lại cáo buộc chính phủ Hàn Quốc gây chia rẽ giữa các nhân viên bệnh viện và cho rằng luật này cuối cùng sẽ gây hại cho bệnh nhân.

“Ngành y tế sẽ trở thành một mớ hỗn độn do sự phổ biến của các hoạt động y tế bất hợp pháp, không có giấy phép và sự nhầm lẫn về phạm vi công việc, và thiệt hại sẽ được chuyển hoàn toàn cho người dân bình thường”, tổ chức đại diện cho các bác sĩ lớn nhất Hàn Quốc cảnh báo.

Phát biểu tại một cuộc họp, Bộ trưởng Y tế Cho Kyoo-hong cho biết dự luật sẽ giúp tăng cường hỗ trợ cho các chuyên gia y tế và gây sức ép buộc các bác sĩ tìm cách giải quyết phong trào đình công của họ.

Theo Reuters
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.