Tin nhắn của Mẹ

Tin nhắn của Mẹ

Thời ấy, điện thoại chủ yếu dùng để nhắn tin bạn bè rủ rê tụ tập và gọi về nhà nên cũng không sử dụng mấy, vứt đại trên giường hoặc mang theo bên mình cho có chứ không liền tay như bây giờ. Mình ở Ký túc xá, phòng 8 người, rất ngại làm phiền người khác nên chỉ để chế độ rung, sợ tiếng chuông làm anh em khó chịu.

Mãi đến sau này đi làm đổi điện thoại, yêu cầu công việc và vấn đề giao thiệp nên mình để lại chuông nhưng âm lượng tương đối nhỏ. Mình thật không thích nghe điện thoại, không thích “video call” và đặc biệt ghét cuộc gọi qua các ứng dụng OTT. Vạn bất đắc dĩ, còn không thì mình sẽ liên lạc qua số điện thoại.

Ba Mẹ mình là nông dân, suốt cả đời quanh quẩn ruộng đồng, chân tay không bao giờ chịu nghỉ. Lần nào mình gọi về cũng bảo đang tưới bông trước nhà, nhổ cỏ mấy cây đậu… Mỗi lần trở trời, Mẹ thì đau nhức, Ba thì ho khan mà không lúc nào muốn ở không, việc lúc nào cũng còn.

Hồi lâu, mấy tháng mình không về thăm nhà, gọi Ba báo chuẩn bị về: “Con nhớ nhà lắm rồi!”.

- “Ba Mẹ cũng nhớ con!”

Mình nghe mà ứa nước mắt!

Xe đò dừng ở Quốc lộ, mình đi bộ vào nhà cách chừng 200m. Lần nào Ba cũng ngồi trước nhà đợi, Mẹ thì nấu sẵn nồi cá nục kho với canh chua cá nục. Cá nục Mẹ nấu ngon nhất trên đời!

Mình về thường quá trưa, Ba Mẹ ăn sớm, mình về vẫn ráng ngồi ăn thêm miếng nữa. “Cá còn trong nồi, ăn đi cho đã!”, lúc nào Mẹ cũng bảo vậy!

Người quê không bao giờ muốn đi xa, 24 giờ mà không có mặt ở nhà là thấy bứt rứt, bồn chồn nên dù mình có nói thế nào cũng không chịu vô Sài Gòn chơi! Bao giờ cũng lấy lý do nhà cửa không ai trông, không ai đưa mấy đứa cháu đi học, mấy con chó, mấy con gà không ai cho ăn…!

Có lần mình về, nấn ná ở tới tận 0h mới đi bộ ra xe vô lại. Ba Mẹ ngủ sớm rồi dậy đưa mình ra cổng. Mình ôm Ba một cái, ôm Mẹ một cái rồi đi. Mình hay làm vậy, lần nào cũng nhận lại tiếng “trò…” kéo dài!

Nhớ những đêm sáng trăng, Mẹ trải chiếu trước sân, cả nhà ngồi chơi. Trăng thanh gió mát, Ba kể chuyện về mấy dòng sông. Xưa kia có ông Đùng bà Đùng, người cao lớn tựa khổng lồ, vì thấy dân gian không có nước để trồng lúa, tưới cây nên hai vợ chồng dùng tay đào.

Họ đào mãi đào mãi, định rằng sẽ tạo ra một con sông thẳng tấp từ núi tới biển. Nhưng do đào phải đi thụt lùi nên tới lúc xong nhìn lại thì con sông cứ ngoằn ngoèn, uốn lượn như hiện tại. Xong rồi, ông Đùng bà Đùng hoá thành hai ngọn núi. Lớn rồi không còn nghe Ba kể chuyện nữa, lâu lâu cũng nhớ.

Mình thích đọc tin nhắn, nhưng chưa bao giờ nói với Mẹ điều này. Hôm rồi, Zalo báo có tin nhắn. Mình mở xem vô cùng ngạc nhiên: “ba nói ba khỏe rồi từ từ rồi đi khám đi lúc này cát con băn lắm”. Nhìn mấy ký tự sai chính tả, thương ơi là thương!

Mình gọi lại, mở video call, Mẹ ngồi gần Ba, cười cười nói nói. Tóc Mẹ bạc nhiều! Ba nhìn khoẻ hơn chút!

- “Gió bấc về chưa Mẹ?”

- “Có rồi con”.

- “Tết tới nơi rồi! Mùa này chưng mắm ăn với đậu rồng thì ngon Mẹ ha!”.

- “Đậu rồng nhà mình có trái rồi. Mẹ cũng thèm mắm chưng mà ho quá không dám ăn”.

Mùa này, Bình Thuận gió bấc từ núi ùa về! Mùi sum vầy đặc quánh bầu không khí!

“Khi nào bạn có con cái bạn mới hiểu được lòng Ba Mẹ”. Trên đời này, không có gì bao la rộng lớn cho bằng!

TIN LIÊN QUAN
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
(Ngày Nay) - Ông Louis D'Esposito, đồng chủ tịch Marvel Studios, thừa nhận rằng vũ trụ điện ảnh Marvel đã trải qua một năm 2023 "khó khăn” khi chứng sự thất bại về doanh thu phòng vé của hai tác phẩm chủ lực: “Ant-Man 3” và “The Marvels. ”
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Suy ngẫm về sống chết
(Ngày Nay) - Sống và chết là hai sự kiện không tách rời nhau. Có sinh ra là phải có mất đi. Thường con người chỉ lo phần sống, ít ai màng tới phần chết. Tại sao? Khi nghiền ngẫm về cái chết, có lợi ích gì cho đời sống?
Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. (Ảnh minh họa)
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Tầm quan trọng của tầm soát trước hôn nhân
(Ngày Nay) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.
Tác phẩm "Ký ức Hà Nội xa 2"
Triển lãm "Khát": Dấu ấn nghệ thuật giữa lòng Hà Nội
(Ngày Nay) - Chiều ngày 6/5, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền (Hà Nội), đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Khát" của hai nghệ sĩ: họa sĩ Nguyễn Thành Việt và nhà điêu khắc Triệu Tiến Công. Triển lãm là sự kết hợp độc đáo giữa hội họa và điêu khắc, mang đến cho công chúng những góc nhìn mới mẻ về chủ đề "Khát".
Cung tuyên văn tế tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Tri ân công đức Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh
(Ngày Nay) -  Sáng 8/5 (tức 1/4 Âm lịch), tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Bia, UBND huyện Cẩm Giàng cùng chính quyền và nhân dân xã Cẩm Văn tổ chức dâng hương tưởng niệm, tri ân công lao, y đức của vị Thánh thuốc Nam, Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh và khai hội truyền thống đền Bia.
Ảnh minh họa
Hà Nội: Đảm bảo an toàn, thuận lợi cho các kỳ thi, tuyển sinh
(Ngày Nay) - Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm 2024 và Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã họp phiên thứ nhất, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà, Trưởng 2 Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội chủ trì cuộc họp.