Xem 'Tây du ký' nhiều lần nhưng không phải ai cũng biết những sự thật thú vị này

(Ngày Nay) - Trong ‘Tây du ký’ 1986, nhiều khán giả ngỡ ngàng bởi những sự thật được tiết lộ bởi đoàn làm phim.
Xem 'Tây du ký' nhiều lần nhưng không phải ai cũng biết những sự thật thú vị này

1. Hồng Hài Nhi - yêu quái mạnh nhất

Xem 'Tây du ký' nhiều lần nhưng không phải ai cũng biết những sự thật thú vị này ảnh 1

Cho dù xem đi xem lại Tây du ký nhiều lần nhưng ít người biết được rằng Hồng Hài Nhi (Triệu Hân Bồi thủ vai) chính là yêu quái có phép thuật mạnh nhất trong số 72 kiếp nạn của thầy trò Đường Tăng. Hồng Hài Nhi là con của Ngưu Ma Vương và Thiết Phiến công chúa. Tuyệt chiêu của cậu bé này là Tam Muội Chân Hỏa, ngọn lửa không thể bị dập tắt bởi nước thông thường.

Trong tập 14 – Đại chiến Hồng Hài Nhi, ngọn lửa Tam Muội Chân Hỏa đã khiến cho Tôn Ngộ Không nhiều lần khốn đốn. Hồng Hài Nhi từng thổi lửa làm cho Tôn Ngộ Không hồn lìa khỏi xác, trôi lềnh bềnh trên sông, may nhờ Bát Giới mới hồi tỉnh được.

Cuối cùng Hồng Hài Nhi được Quan Âm Bồ Tát thu phục và trở thành Thiện Tài đồng tử.

2. Ngọc Thố Trinh - yêu quái xinh đẹp nhất

Xem 'Tây du ký' nhiều lần nhưng không phải ai cũng biết những sự thật thú vị này ảnh 2

Chắc hẳn nhiều khán giả còn chưa quên tiếng đàn và giọng hát say lòng người của nàng thỏ Ngọc Thố Trinh với ca khúc Khúc hát Thiên Trúc trong tập 24. Yêu quái Ngọc Thố Trinh do Lý Linh Ngọc thủ vai không chỉ có tiếng hát mê đắm lòng người mà còn được khán giả bình chọn là nàng yêu quái xinh đẹp nhất.

Ngọc Thố Trinh là con thỏ ngọc hàng ngày xay thuốc trên cung Quảng Hàn của Hằng Nga. Sau khi trốn xuống hạ giới và giả làm công chúa Thiên Trúc, Ngọc Thố Trinh đòi kết hôn với Đường Tăng để ăn thịt chàng. Đáng tiếc Ngọc Thố bị Tôn Ngộ Không phát hiện, sau đó bị Hằng Nga đích thân xuống thu phục.

3. Mẹ của Đường Tăng là ai?

Xem 'Tây du ký' nhiều lần nhưng không phải ai cũng biết những sự thật thú vị này ảnh 3

 Dù xem đi xem lại nhiều lần, nhưng không phải khán giả nào cũng còn nhớ mẹ đẻ của Đường Tăng là ai. Tiểu thư Ân Vân Kiều do Mã Lan thủ vai trong tập 4 chính là mẹ đẻ của Đường Tăng. Nhân ngày tung cầu kén rể, Vân Kiều vừa mắt tân khoa trạng nguyên Trần Quang Nhụy (Từ Thiếu Hoa thủ vai) liền trao cầu cho chàng.

Trần Quang Nhụy và Ân Vân Kiều kết duyên được 100 ngày và đi du ngoạn trên sông thì bị tên lái đò hãm hại. Vân Kiều nhẫn nhục sinh con là Đường Tam Tạng. Về sau Tam Tạng dùng luật pháp trừng trị kẻ giết hại cha của ông.

4. Vì sao trong bốn thầy trò, Trư Bát Giới không trở thành Phật?

Xem 'Tây du ký' nhiều lần nhưng không phải ai cũng biết những sự thật thú vị này ảnh 4

Trong tập cuối của Tây du ký, Đường Tam Tạng thành Luận đàm công đức Phật, Tôn Ngộ Không thành Đấu chiến thắng Phật, Sa Tăng được phong Kim cương La hán. Thế nhưng, Trư Bát Giới lại chỉ là sứ giả.

Lần hội ngộ của dàn diễn viên Tây du ký trong chương trình Vương bài đối vương bài gần đây, lý do khiến Trư Bát Giới không trở thành Phật được Mã Đức Hoa chia sẻ: “Đường Tăng là biểu tượng cho nhân sinh. Đường Tăng là đại diện tinh thần tích cực, Tôn Ngộ Không là đại biểu sức mạnh, Sa Tăng là sự chân thành kiên nhẫn. Trong khi đó, Trư Bát Giới là đại diện của dục vọng và lòng tham của con người.”

Trong 8 điều giới luật của Phật, Trư Bát Giới đều phạm phải trên đường đi thỉnh kinh: Háo sắc, ganh tị, ham sống sợ chết, tham ăn,… Cho nên, Trư Bát Giới chỉ có thể trở thành sứ giả mà không thể trở thành Phật.

5. Sư phụ - người đã dạy cho Tôn Ngộ Không 72 phép biến hóa là ai?

Xem 'Tây du ký' nhiều lần nhưng không phải ai cũng biết những sự thật thú vị này ảnh 5

 Xem Tây du ký, khán giả đều biết Tôn Ngộ Không được sinh ra từ đá và Bồ Đề Tổ Sư chính là người đầu tiên dạy phép thuật cho Ngộ Không. Tuy nhiên, lai lịch của vị cao nhân này đối với nhiều người vẫn là một ẩn số. Trong Tây du ký, ngoài Phật tổ Như Lai thì chẳng ai có thể nắm giữ sinh mạng của Tôn Ngộ Không. Cho nên Bồ Đề Tổ Sư - người đã dạy cho Ngộ Không 72 phép biến hóa nhất định là người có lai lịch không bình thường.

Theo các nhà sử học Trung Quốc cho biết, dựa theo nguyên tác truyện Tây du ký và các tác phẩm có liên quan khác như Phong thần diễn nghĩa, Bồ Đề Tổ Sư chính là sư đệ của Phật Như Lai. Cho nên, khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung thì chỉ có Như Lai mới có thể trị được.

Theo iOne

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.