Xin đừng đánh Minh!

Minh đã đến tuổi trưởng thành, ra đường thích sờ vào người khác, Minh cũng nghịch ngợm. Có người đánh Minh một cách dã man, có những ngày Minh về nhà với một vết chém dài trên đầu, máu chảy ướt áo.
Xin đừng đánh Minh!

Minh “thiểu năng trí tuệ”

Đó là cách mà bố em – ông Bình nói về con trai mình. Bất cứ cái áo nào em mặc đằng trước đều ghi “Minh” còn đằng sau là số điện thoại của bố em và dòng chữ in hoa rõ ràng: “XIN ĐỪNG ĐÁNH”. Dòng chữ ấy được ghi sau vài lần em trở về nhà cùng những vết thương trên mình.

Minh đã đến tuổi trưởng thành, ra đường thích sờ vào người khác. Minh cũng nghịch ngợm hay đi dọc phố bấm chuông cửa. Người trong xóm hiểu và thông cảm thì không sao, nhưng người lạ khó chịu. Có người đánh “thằng Minh hấp” một cách dã man. Có những ngày Minh về nhà với một vết chém dài trên đầu, máu chảy ướt áo.

Đến 6 tuổi sự phát triển trí tuệ của Minh dừng lại. Gia đình em đã đưa em đi chữa ở tất cả những bệnh viện lớn nhỏ, từ 108, đến Bạch Mai, Việt Xô và cả những trại tâm thần. Nhưng không có kết quả nào thực sự phù hợp với tình trạng của em. Minh được bố gửi vào lớp chuyên biệt của trường Bình Minh – ngôi trường có lớp dành riêng cho trẻ tự kỷ. Nhưng trường chỉ nhận học sinh đến 18 tuổi, vì thế mà 8 năm qua, sau khi hết tuổi đi học Minh ở nhà. Chăm mãi cũng mệt, quản mãi cũng khó, chẳng còn cách nào khách ông Bình đành phải để con tự “đi chơi”.

Xin đừng đánh Minh! ảnh 1

(Ảnh minh họa)

Minh cũng thích “đi chơi” và có thể đi rất xa. Không nhớ đường về Minh cứ lang thang đến tối, cho tới khi ai đó bất chợt nhận ra là em lạc đường, người ta sẽ gọi cho bố em đến đón em về.

Minh học đếm được từ 1 đến 10. Em có thể tự đếm được 2 viên thuốc an thần để uống. Em có thể biết hôm nay là thứ mấy, ngày mai là thứ mấy. Nhưng những điều tưởng chừng đơn giản như trời nắng hay mưa thì bố em có nói hàng trăm lần thì cứ 5 phút em sẽ hỏi lại. Minh không thể ngồi yên, em chạy nhẩy khắp nhà, chân liên tục đập vào thành ghế, hai bàn tay đan vào nhau, miệng liên tục nói những điều không ai có thể hiểu ra được. Và thỉnh thoảng em chạy lại hôn vào ngực áo của bố em. Mỗi lần như thế, ông Bình chỉ biết nhìn rồi cười.

Minh sinh năm 1990. Vì chót sinh ra trong cái thời mà không ai có ý thức về các dạng rối loạn phát triển ở trẻ nhỏ, một thời mà cả Hà Nội chỉ có một trường Bình Minh (mà ông Bình kể, cả các “quan” to cũng phải xin xỏ mãi mới cho con vào được), nên đến bây giờ khi đã thành một thanh niên, cũng không ai biết Minh mắc chứng gì. “Thiểu năng trí tuệ” – chí có một cách gọi chung như thế.

Đứa trẻ không biết khóc

Chị Nguyễn Nguyệt Thu sinh con ra ở Hà Lan trong điều kiện tinh thần và vật chất vô cùng đầy đủ, cậu bé Hoàng Hữu Quốc Trung xinh như một thiên thần. Nhưng con chị không tiếp xúc với những người xung quanh. Mỗi khi ra đường con lập tức lăn ra đường ăn vạ, lúc nào cũng bắt mẹ bế trên tay. Những ngày ấy, không khó để có thể bắt gặp hình ảnh chị Thu đeo đàn, xách túi, đẩy xe đẩy và trên xe là một thằng bé đang gào thét. “Mỗi lần như thế người dân ở đó họ nhìn mình thương hại lắm”. Càng lớn con chị càng trở nên “côn đồ, hỗn láo” (theo một chuẩn nào đó của xã hội).

Chị loay hoay tìm đủ mọi cách để dạy con, từ phân tích, nịnh nọt, cho đến đánh mắng. “Có lần quát con không được, mình vừa bế nó, vừa bấu nó, vừa khóc”. Rồi con chị tiếp tục xuất hiện những hành vị tự làm đau bản thân và làm đau người khác. Nó đánh chị, chị đánh nó. Có những lần đánh rất đau nhưng không thấy con khóc. Chị lại càng đánh đau hơn. Nhưng rồi cũng chỉ thấy tiếng thét và ánh mắt đỏ hoe mà không có một giọt nước mắt nào trên khóe mắt của con. Mãi cho tới tối, ôm con vào lòng mới thấy vết bầm tím chị mới hiểu rằng con rất đau nhưng con không khóc được.

Rồi chị đọc sách, gặp chuyên gia tâm lý và “tuyệt vọng vô cùng khi con mình mang chứng tự kỷ” khi cậu bé lên 4. Chị tìm mọi cách cho con có thể hòa nhập với cộng đồng. Chị xin cho con vào học nhưng trường tốt nhất ở Hà Lan nhưng đều bị từ chối. “Lúc ấy chỉ còn thiếu nước quỳ xuống xin cho con được ở lại học” nhưng con chị hoàn toàn không thể hòa nhập được. Mãi cho tới sau này khi đã chuyển cho con tới bốn trường, thậm chí mang con sang tận Singapore thì chị mới hiểu được rằng việc bắt con học trong môi trường bình thường, với những đứa trẻ bình thường kho con chưa sẵn sang là đang tước đi cơ hội hòa nhập của chính con mình. Những đứa trẻ tự kỷ cần có một môi trường riêng, một phương pháp giáo dục riêng trước khi bước vào môi trường giáo dục hòa nhập.

(Còn nữa)

Thu Hà

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.