Xuân tới có khác xuân này?

(Ngày Nay) - Những ngày cuối cùng của năm 2016, không hiếm gặp những cụ ông tóc bạc hối hả xuôi ngược trên phố vì đơn hàng tràn ngập, những cụ bà lưng còng quẩy gánh đi khắp các tuyến phố bán những thức quà theo mùa... 
Xuân tới có khác xuân này?

Không ít thanh niên gương mặt nhuốm đầy sốt ruột, lo âu khi năm hết Tết đến. Họ vất vả vì chẳng có nổi một cái nghề. Nỗi lo mưu sinh đè nặng từ đời mẹ sang đời con…

Gần 100 tuổi vẫn chèo thuyền bắt cá

Những người “nghiện” câu cá ở đoạn sông Bùi chảy qua xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội chẳng còn lạ gì cảnh hai mẹ con ông Ngô Văn Dân và bà Trương Thị Lưỡng (thôn Nhân Lý). Ngày nào hai mẹ con ông Dân cũng thong dong chèo thuyền, thả lưới. Cả làng này duy chỉ còn nhà cụ Lưỡng là “bám” sông Bùi. Điều ngạc nhiên là cả hai đều đã ở cái tuổi gần đất xa trời, cụ Lưỡng sinh năm 1918, năm nay gần 100 tuổi. Ông con cả Ngô Văn Dân cũng đã ngoài 70. Vậy mà, hai mẹ con vẫn bắt cả tạ cá bán cho người dân quanh vùng.

Cả đời gắn với bè vó, cụ Lưỡng quen với mùi tanh nồng của cá, ngày nào không ra sông là… nhớ. Khúc sông chảy qua Nam Phương Tiến này là nơi giao nhau của sông Tích và sông Bùi, nếu chăm chỉ bắt cá trong 1 cây số là được cả tạ. Cụ kể, có ngày cụ phải trốn con ra sông bắt cá vì “chúng nó” không cho. Trời càng mưa, cụ càng muốn ra sông bắt cá vì nước sông dâng, cá rất nhiều. Chồng cụ đã ra đi cách đây 30 năm, nghề bắt cá cụ lại truyền cho con trai, con dâu. Thế nhưng, chẳng ai biết chèo thuyền giỏi như cụ. Cứ sáng sớm tinh mơ, cụ Lưỡng chèo thuyền, ông Dân thả lưới kéo cá. Nhịp sống ấy đã diễn ra gần 100 năm nay, không có gì thay đổi. Khác chăng là có ngày được bội thu cá, ngày chỉ vớt được dăm ba cân cá sông về nấu ăn cơm nhà.

Dù đã trăm tuổi nhưng cụ Lưỡng còn rất minh mẫn. Cụ nhớ rõ ngày bố mẹ mình theo Việt Minh, nhớ rõ hồi còn trẻ… “Nghiệp” chèo thuyền đánh cá ăn sâu vào tâm trí cụ. Cụ nhẩm tính tiền chưa bao giờ sai một đồng nào, dù cụ chỉ biết một ít chữ Nho, không biết tiếng Việt. Cụ nhìn cá nào biết giá cá ấy, nhìn mây trời đoán lượng cá trên sông…

Cụ Lưỡng đã được chính quyền xã tặng khăn đỏ áo đỏ, được Nhà nước “nuôi” mỗi tháng 300.000 đồng, nhưng cụ vẫn phải làm, vì không làm lấy gì mà ăn (?!). Tháng củ mật, cụ càng bươn trải. Ngày ngày, hết mẻ chài lưới, cụ chuyển sang ngồi giữa sân bện chổi rơm. Mỗi cây chổi cũng bán được hơn 10.000 đồng/cái. Hôm nào năng suất lắm, cụ làm được 5 cái chổi. Khoảng 2-3 ngày tỉ mỉ bện chổi, cụ bà gần 100 tuổi lại quẩy quang gánh, đi bộ hơn 10 cây số đến chợ Đông Phương Yên bán chổi. Ấy là còn ngắn, ngày xưa còn trẻ, cụ gánh gồng cả 80-90 cây số, đi khắp các chợ ngoại thành Hà Nội để bán cá, bán chổi.

Xuân tới có khác xuân này? ảnh 1Cụ Trương Thị Lương.

Con đường đến chợ, con đường ra sông… tất cả đều in hằn rõ mồn một trong đầu cụ, chẳng thấy cụ Lưỡng lạc bao giờ.  Thậm chí, cụ còn có tài khâu vá quần áo, dù mắt mờ vẫn xâu kim thoăn thoắt. Cụ bảo: “Chi tiêu giờ nhiều lắm, phải làm thêm để kiếm đồng ra đồng vào”. Vào hoàn cảnh đó, ai cũng phải làm…

Con trai đánh cá như mẹ. Đến cháu trai, cháu dâu cụ Lưỡng - tất cả đều nay việc này, mai việc khác. Con dâu ông Dân khéo tay làm đủ nghề: trồng rau, cây ăn quả, tết đồ mây tre đan… hoặc ai có việc gì thuê thì chị làm. Chị ước, giá có nghề nghiệp ổn định để nuôi thân và 3 đứa con ăn học.

Gian nan tìm nghề

Chưa từng nghĩ sẽ học lấy một nghề như cụ Lưỡng, ông Dân đã đành, nhưng có một bộ phận không nhỏ người nghèo, nông dân ngoại thành, người nghèo khắp 63 tỉnh thành mong muốn kiếm một cái nghề mưu sinh cũng lắm gian truân, “vấp” đủ cản trở.

Khảo sát mới nhất vừa được công bố cuối tháng 11/2016 của tổ chức Oxfam Việt Nam (một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong các lĩnh vực phát triển nông thôn) tại 7 tỉnh (Lào Cai, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Ninh Thuận, Đak Nông, Trà Vinh), 9 huyện, 15 xã, 15 thôn đặc biệt khó khăn cho thấy, hầu hết công tác đào tạo nghề vẫn còn chung chung, các ngành nghề bị giới hạn và không đáp ứng nhu cầu thị trường. Đối tượng chính là những người nghèo, nông dân ngoại thành, người dân tộc thiểu số đi học nghề thường học theo kiểu “nửa vời”.

Chị Lục Thị Huệ (huyện Mường Khương, Lào Cai) thật thà: “Việc tổ chức đào tạo nghề thường dồn vào những tháng cuối năm nên gây rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn: vướng vụ mùa, vụ thu hoạch chẳng ai đi học được, mưa bão ảnh hưởng đến chất lượng thực hành ngoài trời của một số lớp nghề, cơ sở đào tạo nghề khó thuê giáo viên bên ngoài vì cuối năm các cơ quan đều bận việc, áp lực quyết toán ngân sách cuối năm cũng phần nào hạn chế chất lượng đào tạo nghề…”.

Chị Huệ trút tâm tư: “Những ai khao khát muốn đi học nghề đôi khi không đủ kiên nhẫn, bị chùn bước, bỏ cuộc chỉ vì lý do kể từ lúc đăng kí nhu cầu học nghề đến lúc mở lớp dạy nghề mất đứt… nửa năm. Trong quãng gian chờ đợi mòn mỏi ấy, nhu cầu học nghề của họ buộc phải thay đổi, họ phải tự kiếm việc khác để mưu sinh vì không làm lấy gì mà… sống?”.

Một cán bộ thuộc huyện Quỳ Châu, Nghệ An kể với tôi rằng: Đầu năm nay, xã phấn khởi có 3 người đăng ký học nghề, nhưng nửa năm sau mới mở lớp. Lúc mở lớp 3 người này đều “cáo lui” không học nữa vì đã lấy chồng hoặc ra Hà Nội làm thuê cày cuốc. Những ngày cận Tết thế này, có trả tiền cho nông dân đi học nghề cũng chẳng có mấy người đến lớp vì vướng vụ mùa. Có nơi linh hoạt chuyển sang học nghề ban đêm thì vắng như chùa bà đanh, phụ nữ học nghề ban đêm chưa thấy mấy vì ngại đi xa, hoặc phải ở nhà chăm con.

Xuân tới có khác xuân này? ảnh 2Người lao động nghèo chưa có cơ hội tiếp cận đào tạo nghề.

Nghịch lý hơn, có người đi học nghề rồi vẫn… thất nghiệp. Lý giải về chuyện nghèo vẫn hoàn nghèo, chị K’Sen (Đăk Glong, huyện Đăk Nông) nói: “Mình có đăng ký học nghề chăn nuôi thú y. Cán bộ thú y xã đặt vấn đề vào đàn heo nhà mình có 6 con mới đẻ để người ta đến thực hành. Thực hành ngay tại nhà nên học vào. Có 6 người đến thực hành bấm răng, cắt đuôi, cắt rốn… còn những người khác đứng quan sát. Học rất vào. Chỉ còn một buổi nữa là cách chích phòng bệnh cho bò ở tận thôn 5 mình không đi được nên… không biết gì nữa”.

Chị Thào Thị Sa, xã La Pan Tẩn, Lào Cai chung cảnh ngộ: “Học 1 tuần 5 buổi, từ thứ 2 đến thứ 6 suốt trong 2 tháng, học thế này dài quá mà thực hành ít, chỉ có đúng 1 buổi lên rừng nên mình chẳng biết gì”.

Không còn cách nào khác, nhiều người nghèo, nông dân thất nghiệp quay về nhà,  tiếp tục bám sông, bám rừng… kiếm ăn từng bữa sau khi hành trình kiếm nghề thất bại.

Cơ hội thay đổi nào cho người nghèo?

Không phải người nghèo không muốn đi học nghề, không có chí thoát nghèo, mà theo lý giải của ông K. Hưng, xã Châu Điền, huyện Cầu Kè, Trà Vinh: “Muốn học nghề phải có vốn. Học nghề chăn nuôi thì hộ nghèo không có vốn vì heo, vịt, gà… phải có vốn hết trơn. Nuôi heo thì tốn thức ăn chăn nuôi…”. Trong khi đó, “điệp khúc” thiếu vốn, thiếu kinh phí lúc nào cũng ám ảnh các xã nghèo, huyện nghèo.

Nhìn một cách công bằng thì cơ hội học nghề cho người nghèo đang bị giới hạn. “Đa phần huyện đưa các nghề về xã để người dân chọn hơn là xã có nhu cầu nào thì đưa nguyện vọng lên” – ông K.Hưng cho biết. Việc đào tạo nghề hàng năm chỉ dựa trên các tiêu chí định tính như: kế hoạch nhu cầu hàng năm, kết quả đào tạo nghề năm trước, năng lực của các cơ sở đào tạo nghề, ưu tiên các địa bàn có nhiều xã điểm xây dựng nông thôn mới, địa bàn có thế mạnh về cây trồng, vật nuôi chủ lực… Nhưng chưa ở đâu có hướng dẫn cụ thể về xác định kế hoạch nhu cầu đào tạo nghề như thế nào? đánh giá kết quả đào tạo nghề ra sao? Dạy xong chưa có đánh giá “đầu ra” hay khảo sát mức sống của người dân sau khi học nghề.

Chính vì nhu cầu học nghề và tác dụng của đào tạo nghề chưa thực sự đến gần người nghèo nên chưa nhiều người mặn mà. “Chả cần học nghề, làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu. Thời vụ nó về làm việc nhà, nhà rỗi nó đi. Thanh niên, phụ nữ đều đi hết…” – một cán bộ phòng Lao động thương binh xã hội huyện Mường Khương, Lào Cai thẳng thắn chia sẻ.

Xuân tới có khác xuân này? ảnh 3Dân tộc thiểu số.

“Hướng đào tạo nghề hiện nay tại tất cả các tỉnh thành đang thiếu các hướng dẫn cụ thể và sổ tay thực hành cho cán bộ. Có yêu cầu làm gì, nhưng làm như thế nào thì… không biết. Cơ cấu đầu tư cho đào tạo nghề thời gian vừa qua cũng còn nặng về cơ sở vật chất, coi nhẹ giáo trình, chương trình dạy…” – vị cán bộ này chỉ ra hạn chế.

Ông Hoàng Xuân Thành – cán bộ tổ chức Oxfam, trưởng dự án khảo sát đào tạo nghề tại 7 tỉnh thừa nhận: Nói bằng ngôn ngữ của bác sĩ là chẩn bệnh cho đào tạo nghề hiện nay có thể thấy, đâu đó thành công, thành tựu rất nhiều nhưng dường như đang yếu toàn thân. Yếu từ cơ cấu phân bổ vốn đến nhân sự quản lý, lực lượng giáo viên, yếu trong việc lồng ghép các hỗ trợ, giám sát, đánh giá hiệu quả đào tạo với nguồn lực không hề nhỏ là vài trăm tỷ.

Theo ông Thành: “Không có bất cứ đũa thần nào ngay lập tức có thể thay đổi thực tế, cứu giúp người nghèo trong năm này năm tới, nhưng chúng ta phải bắt đầu thay đổi. Trong giai đoạn tới, từ 2016-2020, cùng các chính sách mới, dự án mới, cùng sự quyết liệt của Chính phủ và bộ ngành liên quan, chúng ta phải nỗ lực hơn nữa nâng cao chương trình đào tạo nghề một cách sát thực hơn, hiệu quả hơn. Tất nhiên còn nhiều chông gai, nhưng phải thay đổi mới đi đến thành công”. Điều thay đổi đàu tiên có lẽ là cần phải ban hành các tài liệu hướng dẫn cụ thể và sổ tay thực hành bổ ích trong công tác đào tạo nghề cho cán bộ khắp các vùng miền.

Mục tiêu đào tạo nghề trong giai đoạn 2011-2015 ghi rõ: “tối thiểu 70% lao động sau khi học nghề có việc làm”. Hầu hết các tỉnh khảo sát đều báo cáo đạt hoặc vượt chỉ tiêu, thậm chí tỉnh Quảng Trị đạt cao nhất: 87%. Đằng sau những con số mĩ mãn ấy thì, hình thức có việc làm phổ biến nhất là người học tự tạo việc làm! Tỷ lệ người được các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng chưa chạm nổi 10%.

(Số liệu khảo sát trên 7 tỉnh của Oxfam)

Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
(Ngày Nay) - Việc thành lập thư viện, tủ sách ngay trong nhà trường sẽ tạo dựng thói quen đọc cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc tạo dựng môi trường đọc cần phải đi kèm với hành động thực chất, thay vì chạy theo các phong trào thường niên.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).