Ý tưởng chung sống với Mỹ của ông Tập

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một trong những ý tưởng mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề cập trong cuộc làm việc với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ở Bắc Kinh chính là: "Hành tinh Trái đất đủ lớn để đáp ứng sự phát triển tương ứng và thịnh vượng chung của Trung Quốc và Mỹ".
Ý tưởng chung sống với Mỹ của ông Tập

Đối với những người đã quan sát quan hệ Mỹ-Trung đủ lâu, ý tưởng này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo. Ông Tập đã đưa ra nhận xét tương tự cách đây 10 năm trong chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ với tư cách là nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc.

Vào tháng 6 năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Tổng thống Barack Obama tại Sunnylands Retreat ở California và đề xuất "một kiểu quan hệ cường quốc mới" giữa hai quốc gia.

Giải thích về khái niệm này, ông Tập nói với đối tác Obama: "Thái Bình Dương rộng lớn có đủ không gian cho hai nước lớn".

Ý tưởng của ông Tập đó là Mỹ nên chấp nhận sức mạnh kinh tế và quân sự đang lên của Trung Quốc, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết các vấn đề toàn cầu và thậm chí chia đôi lợi ích. Nhiều người gọi ý tưởng này là sự nổi lên của "Nhóm 2 nước" hay G2 - một khái niệm đang được thảo luận rộng rãi vào thời điểm đó.

Ý tưởng chung sống với Mỹ của ông Tập ảnh 1

Ông Tập tới Mỹ để đề xuất ý tưởng G2 với Tổng thống Obama năm 2013. Ảnh: Reuters

Sau khi phân tích ý tưởng của ông Tập, chính quyền Obama đã nói không. Chia cắt đại dương, theo người Mỹ hiểu, tương đương với việc thay đổi hiện trạng và nỗ lực thách thức họ.

Ông Joe Biden, khi đó là phó tổng thống trong chính quyền Obama, là người nắm rõ ý tưởng G2.

Nhìn lại, việc cựu Tổng thống Obama từ chối ý tưởng G2 là khởi đầu cho mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn vẫn tiếp tục căng thẳng cho đến ngày nay. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã phô trương sức mạnh của mình, thực hiện các động thái hung hăng chưa từng có ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Nước Mỹ không thể chấp nhận điều này như một lẽ đương nhiên.

Thông điệp này đã được ông Tập một lần nữa đưa ra trong cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Lần này, thuật ngữ "Thái Bình Dương rộng lớn" đã được thay thế bằng "Hành tinh Trái đất", báo hiệu rằng quy mô đụng độ giữa hai cường quốc lúc này đã lớn hơn so với một thập kỷ trước.

Điều này cũng cho thấy lối suy nghĩ cơ bản của Chủ tịch Tập Cận Bình không thay đổi. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi xét đến việc đội ngũ cốt lõi gồm các cố vấn an ninh và đối ngoại của ông đều gồm những trung thành với tầm nhìn của nhà lãnh đạo 70 tuổi.

Một điểm khác biệt giữa đề xuất năm 2013 và đề xuất gần đây nhất, đó là lần này ông Tập lưu ý rằng Trung Quốc và Mỹ có thể phát triển và chia sẻ “sự thịnh vượng chung”.

Ông Tập nhìn thấy một thế giới trong đó Trung Quốc và Mỹ có thể chia sẻ lợi ích tương ứng của họ và cùng tồn tại.

Để nhấn mạnh bản chất lành tính trong sự trỗi dậy của Trung Quốc, ông Tập nói với Ngoại trưởng Blinken rằng Trung Quốc tôn trọng lợi ích của Mỹ và "không tìm cách thách thức hoặc thay thế" Mỹ.

“Điều này đồng nghĩa rằng Mỹ cần tôn trọng Trung Quốc và không được làm tổn hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc”, ông Tập khẳng định.

Nhưng nếu mối quan tâm duy nhất của các cường quốc là không xâm phạm lợi ích của nhau, thì điều này tương đương với việc chia cắt thế giới, chính là khái niệm mà ông Obama đã bác bỏ.

Mặc dù việc "hạ nhiệt" trong sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc là điều quan trọng để tránh một cuộc đụng độ ngẫu nhiên, nhưng nếu mục tiêu cuối cùng của ông Tập là G2, thì quan hệ Mỹ-Trung sẽ khó có sự cải thiện căn bản.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về chuyến thăm Bắc Kinh của ông Blinken rất chi tiết với quy mô không khác việc Tổng thống Mỹ tới thăm Bắc Kinh. Từ khi đặt chân xuống Bắc Kinh vào Chủ nhật, truyền thông Trung Quốc bám sát nhất cử nhất động của nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ.

Sau cuộc gặp kéo dài với Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương, ông Blinken bước ra khỏi cổng Nhà khách Điếu Ngư Đài lúc đêm muộn. Ngay cả hình ảnh chiếc xe chở ông Blinken lăn bánh cũng được phát sóng ngay lập tức.

Sự chú ý này có vẻ kỳ quặc, xét đến thái độ có phần hung hăng theo đường lối ngoại giao "chiến lang" mà Trung Quốc thường xuyên dành cho các đối tác Mỹ.

Nhưng Trung Quốc đang tìm kiếm một chiến thắng ngoại giao. Ấn tượng mà Bắc Kinh muốn công chúng chú ý đó là việc nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cuối cùng đã đến thăm Bắc Kinh, quỳ gối và cúi đầu trước khi được phép tiếp kiến ông Tập.

Ý tưởng chung sống với Mỹ của ông Tập ảnh 2

Trung Quốc tận dụng chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken để khẳng định vị thế. Ảnh: Reuters

Trong cuộc gặp sau đó, ông Tập ngồi ở đầu một bàn hội nghị dài, trong khi Ngoại trưởng Blinken và những người tham gia khác ngước nhìn ông như thể một chủ tịch công ty đang nghe báo cáo từ cấp dưới.

Tuy nhiên, một chuyên gia thông thạo các vấn đề ngoại giao và kinh tế của Trung Quốc lưu ý rằng chính cuộc gặp riêng giữa ông Tập và Ngoại trưởng Blinken đã cho thấy tình trạng thực sự của Trung Quốc.

Cũng trong thứ Sáu tuần trước, ông Tập đã tiếp đón tỷ phú Bill Gates, khẳng định rằng nhà đồng sáng lập Microsoft "là người bạn Mỹ đầu tiên tôi gặp ở Bắc Kinh trong năm nay".

Bill Gates là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tại Mỹ và không xa lạ gì nền kinh tế Trung Quốc. Đáng chú ý là chính nhà lãnh đạo hàng đầu Tập Cận Bình, chứ không phải Thủ tướng Lý Cường, lại tiếp đón doanh nhân người Mỹ.

Cuộc gặp diễn ra tại Nhà khách Điếu Ngư Đài, nơi Trung Quốc chiêu đãi các vị khách cấp nhà nước.

Hơn nữa, các quan chức ngồi cùng ông Tập trong cuộc gặp Bill Gates bao gồm Ngoại trưởng Tần Cương và nhà ngoại giao hàng đầu Vương Nghị.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Tập ngồi riêng với Bill Gates. Cả hai gặp nhau trong một hội nghị thường niên của Diễn đàn Châu Á Bác Ngao ở tỉnh Hải Nam vào tháng 4 năm 2013, ngay sau khi ông Tập trở thành Chủ tịch Trung Quốc.

Ý tưởng chung sống với Mỹ của ông Tập ảnh 3

Tỷ phú Bill Gates được coi như khách quý của ông Tập. Ảnh: AP

Trong chuyến đi Mỹ năm 2015, ông Tập thậm chí còn đến thăm dinh thự riêng của Gates. Cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng từng đến thăm ngôi nhà sang trọng này trong chuyến công du Mỹ năm 2006.

Nhưng kể từ năm 2015, cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường, chứ không phải ông Tập, mới gặp Gates mỗi khi ông trùm kinh doanh Mỹ đến thăm Bắc Kinh.

Việc ông Tập tiếp đón Bill Gates vào tuần trước có liên quan đến nền kinh tế "ốm yếu" của Trung Quốc.

Tỷ lệ thất nghiệp ở mức hơn 20% trong giới trẻ ở Trung Quốc đã trở thành một vấn đề gây quan ngại. Tình hình hiện nghiêm trọng hơn so với trước tháng 12, khi Trung Quốc dỡ bỏ chính sách "Zero COVID".

Nếu môi trường kinh tế xung quanh Trung Quốc ngày càng xấu đi do ảnh hưởng bởi quan hệ tiêu cực với Mỹ, thì an ninh của Trung Quốc, bao gồm "an ninh quốc gia" và "an ninh chế độ", có thể bị ảnh hưởng.

Mặc dù phụ trách ngoại giao, nhưng Ngoại trưởng Tần Cương gần đây cũng đã gặp một vị khách khác đến từ giới kinh doanh Mỹ - CEO Tesla Elon Musk, vào ngày 30/5. Một cuộc gặp như vậy, cách đây không lâu sẽ hoàn toàn nằm ngoài phận sự của ông Tần.

Nhưng các cuộc gặp gần đây cho thấy Gates và Musk là những nhân tố quan trọng đối với an ninh của Trung Quốc.

Trong khi đó, Thủ tướng Lý Cường hôm Chủ nhật đã lên đường tới Đức và Pháp để duy trì quan hệ của Trung Quốc với hai thành viên chính của Liên minh châu Âu.

Trong thời gian ông Lý vắng mặt, Chủ tịch Tập đã đích thân thay thế để giám sát mối quan hệ quan trọng nhất của Trung Quốc, mối quan hệ với Mỹ.

Thông qua cuộc gặp với Ngoại trưởng Blinken, ông Tập muốn truyền đạt quan điểm của mình về thế giới và nước Mỹ. Những quan điểm này đã không thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua. Đây là lý do tại sao đề xuất chia đôi Thái Bình Dương năm 2013 được ông nhắc lại lần nữa.

Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu khám phá khả năng tiến hành một cuộc hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung trước thềm hai hội nghị quốc tế lớn sẽ được tổ chức vào cuối năm nay. Hai nhà lãnh đạo đã tổ chức cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên tại Bali, Indonesia vào tháng 11 năm ngoái.

Một trong hai hội nghị sắp diễn ra chính là hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi, Ấn Độ, vào tháng 9. Hai là hội nghị cấp cao APEC tại California, Mỹ vào tháng 11.

Nhưng trước khi Tập và Biden có thể thảo luận ý tưởng G2, "Hành tinh Trái đất", vốn đã là một chiến trường địa chính trị, sẽ tồn tại nhiều khúc quanh bất ngờ.

Theo Nikkei Asia
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?