Chuyến đi Bắc Kinh với mục đích 'dọn đường' của ông Blinken

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà phân tích cho rằng hai siêu cường đang tìm cách ổn định mối quan hệ đang ngày càng rạn nứt.
Chuyến đi Bắc Kinh với mục đích 'dọn đường' của ông Blinken

Cuối tuần qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương tại nhà khách Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh, khi cả hai bên tìm cách cải thiện quan hệ song phương đang rạn nứt.

Trước chuyến đi, văn phòng của ông Blinken mô tả đây là hoạt động "ngoại giao mạnh mẽ" nhằm chống lại những thách thức từ Trung Quốc.

Lần cuối một Ngoại trưởng Mỹ tới thăm Trung Quốc là vào năm 2018, dưới thời ông Mike Pompeo. Trước đó, ông Blinken dự kiến đến thăm Bắc Kinh vào tháng 2, tuy nhiên chuyến đi bất ngờ bị hủy bỏ sau khi Mỹ bắn hạ một khí cầu do thám của Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa hai siêu cường càng trở nên tồi tệ hơn khi gần đây một tàu chiến Trung Quốc cắt ngang đường đi của một tàu khu trục Mỹ trên eo biển Đài Loan. Ngoài ra, Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc thực hiện hoạt động do thám thông qua các cơ sở ở Cuba.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bị cuốn vào cuộc cạnh tranh chiến lược trong hàng loạt lĩnh vực, từ xuất khẩu chất bán dẫn đến giao dịch thương mại.

Giới quan sát kỳ vọng chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken đến Trung Quốc sẽ mở đường cho các cuộc gặp song phương khác trong những tháng tới, bao gồm cả khả năng Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo thăm Trung Quốc.

Phát biểu tại cuộc họp báo tại Washington trước thềm chuyến thăm, Ngoại trưởng Blinken khẳng định chuyến thăm có 3 mục tiêu chính gồm: thiết lập các cơ chế quản lý khủng hoảng, thúc đẩy lợi ích của Mỹ và các đồng minh, trao đổi trực tiếp các mối quan ngại liên quan, khám phá các lĩnh vực hợp tác tiềm năng.

Ông Kurt Campbell, điều phối viên Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, nhận định: “Cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi ngoại giao mạnh mẽ nếu chúng ta muốn kiểm soát căng thẳng. Đó là cách duy nhất để làm sáng tỏ những hiểu lầm, để phát đi tín hiệu, để liên lạc và để làm việc cùng nhau ở bất cứ đâu và khi lợi ích của chúng ta phù hợp".

Trong một cuộc điện đàm với ông Blinken vào tuần trước, Ngoại trưởng Tần Cương yêu cầu chính quyền Washington nên ngừng làm suy yếu lợi ích của Trung Quốc.

Các nhà phân tích tại tổ chức tư vấn rủi ro Eurasia Group cho biết sẽ khó có bất kỳ bước đột phá nào trong chuyến đi Bắc Kinh của ông Blinken, nhưng nó có thể mở đường cho việc Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tại San Francisco vào tháng 11 năm nay.

Trong một tuyên bố đưa ra ngày 17/6, Tổng thống Biden cũng bày tỏ hy vọng sẽ gặp Chủ tịch Tập Cận Bình trong những tháng tới.

“Trung Quốc quan tâm đến việc đạt được một số tiến triển trong các vấn đề kinh tế và thương mại, mặc dù kỳ vọng của họ có thể thấp”, theo báo cáo của Eurasia Group.

Ông Hồ Tích Tiến, cựu tổng biên tập của tờ Thời báo Hoàn cầu, cho biết mối quan hệ Trung-Mỹ đang "rất xấu" và cảnh báo rằng dư luận Trung Quốc đang muốn chính phủ nước này sử dụng biện pháp quân sự để thống nhất Đài Loan.

Daniel Russel, phó chủ tịch phụ trách an ninh và ngoại giao quốc tế tại Viện Chính sách Xã hội châu Á, nhận định rằng cả hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung dường như muốn ổn định mối quan hệ và giảm bớt sự gay gắt cũng như nguy cơ xảy ra khủng hoảng.

"Đối với cả hai bên, thông điệp hiệu quả là 'ổn định mối quan hệ'. Bắc Kinh muốn ngăn chặn các động thái tiếp theo của Washington nhằm hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ của Trung Quốc, tăng cường hỗ trợ cho Đài Loan và khuyến khích các quốc gia khác làm theo", ông Russel nói. "Washington rất muốn mở lại các kênh liên lạc song phương và đặc biệt là tìm cách giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố giữa quân đội hai nước có thể vượt khỏi tầm kiểm soát".

Theo Nikkei Asia
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.