100 đồng lẻ và chuyện Cai Lậy ‘thất thủ’

(Ngày Nay) -BOT Cai Lậy lại một lần nữa “thất thủ” chỉ ngay sau khi trở lại thu phí. Xa hơn sự thất thủ là những bế tắc, là sự mịt mùng trong một giải pháp giải quyết khủng hoảng. Bởi đó cũng sẽ là vấn đề lớn khi 65.000 tỷ kinh phí cao tốc Bắc Nam sẽ là từ tiền xã hội hoá, cũng có nghĩa là BOT.
 
Chiều 30.11, nhiều tài xế tiếp tục tụ tập phản đối trước trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang), sau khi chủ đầu tư cho thu phí trở lại vào sáng cùng ngày. Ảnh: VNExpress
Chiều 30.11, nhiều tài xế tiếp tục tụ tập phản đối trước trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang), sau khi chủ đầu tư cho thu phí trở lại vào sáng cùng ngày. Ảnh: VNExpress

Hãy trở lại buổi sáng hôm qua 30.11. Phía BOT đã có sự chuẩn bị chu đáo, từ cứu hỏa, cứu thương, và cả cảnh sát cơ động. Phía BOT đã có những tuyên bố đanh thép, đại khái không thể ngừng thu phí. 

Nhưng thực tế vượt ngoài những tính toán. Bên cạnh việc trả phí bằng những tờ bạc có mệnh giá lớn nhất (500.000 đồng) hay trả bằng “tiền lẻ”, những người lái xe hôm qua đã áp dụng “chiến thuật 100 đồng”. Chẳng hạn giá vé 35 ngàn, họ sẽ trả 35.100 đồng (tờ 20 ngàn, 5 tờ 5 ngàn, 1 tờ 500 đồng và 3 tờ 200 đồng), để đòi lại bằng được 100 đồng tiền thừa (thối lại). Nhấn mạnh, và chỉ lấy lại đúng 100 đồng tiền thối.

Về nguyên tắc, 100 đồng cũng như 500 ngàn đồng, đều là tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành, đều có giá trị thanh toán cho dù trong thực tế 100 đồng hoàn toàn không còn sức mua. Và về nguyên tắc, lái xe phải được nhận lại 100 đồng tiền thừa. Và Cai Lậy lại thất thủ.

Có thể gọi đây là cuộc đối đầu giữa những người quản lý BOT và những người phải trả tiền BOT. Có thể có sự “tiêu cực” ẩn chứa trong việc đòi 100 đồng và chỉ 100 đồng. 

Nhưng scandal 100 đồng ấy lại đang chỉ thái độ của người phải trả tiền dịch vụ đối với dịch vụ mà họ bị buộc phải sử dụng không có sự lựa chọn. Nhưng sự “tiêu cực” ấy nảy sinh từ những bất hợp lý: Trải nhựa một đoạn, chặn quốc lộ huyết mạch thu cả tuyến.

Muốn tránh “tiêu cực”, muốn có một giải pháp cho Cai Lậy, vì thế, phải dẹp  từ cái gốc.

Các nhà quản lý giao thông không biết đã bao giờ đặt câu hỏi vì sao Cái Lậy? Vì sao trong ngót trăm BOT trên toàn quốc lại chỉ có vài BOT bị phản đối đến cùng?

Việc Bình Dương bỏ tiền mua lại trạm BOT là một giải pháp tốt có thể áp dụng với Cai Lậy. 

Bởi Cai Lậy cần được giải quyết dứt điểm nhanh chóng khi hậu quả của nó không chỉ là sự ùn ứ nghiêm trọng trên quốc lộ huyết mạch, không chỉ là sự xung đột của dân với một nhà đầu tư cụ thể mà nó còn như một “cái gai” trên tấm thảm huy động vốn, đang ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương xã hội hóa. 

Bởi có giải quyết xong Cai Lậy thì mới có thể có những bài học rút ra, trong hoàn cảnh chủ trương BOT tiếp tục được thực thi.

Theo Báo Lao động

TIN LIÊN QUAN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.