11 kỹ năng bố mẹ Pháp nào cũng dạy con tuổi đến trường

Cảm giác bị thất bại là điều tốt. Hãy để cho con bạn trải nghiệm nó!
11 kỹ năng bố mẹ Pháp nào cũng dạy con tuổi đến trường

Người Pháp nổi tiếng thế giới về phương pháp dạy trẻ có hành vi tốt về cả việc ăn uống, làm việc nhà lẫn học tập, trong khi bố mẹ vẫn nhàn tênh. Dưới đây là những kỹ năng bạn nên học người Pháp để dạy con trong năm học này:

1. Cảm giác bị thất bại là điều tốt. Hãy để cho con bạn trải nghiệm nó. Đó là cách thực sự hiệu quả để trẻ phát triển các kỹ năng ứng phó.

2. Kiên nhẫn là một đức tính cần thiết. Dạy trẻ biết đợi đến bữa tối, đợi được bố mẹ chú ý hay đợi giáo viên trả lời... sẽ giúp bé biết chịu đựng sự trì hoãn mà không phẫn nộ hay lo âu.

3. Thời gian của người lớn là giá trị, cần thiết và không phải lúc nào cũng cần phân chia đều. Điều này giúp thể hiện với trẻ rằng bố và mẹ có cuộc sống riêng bên ngoài việc đáp ứng những đòi hỏi không ngừng của con cái. Tất cả những điều này dạy trẻ về các nhu cầu cân bằng, biết kiên nhẫn và vượt qua thất bại.

11 kỹ năng bố mẹ Pháp nào cũng dạy con tuổi đến trường - anh 1

4. Trẻ không cần được bao bọc quá. Nếu trẻ quên quần áo thể dục hay vé đi thăm quan bảo tàng, hãy để bé chịu hậu quả. Làm tương tự khi con bị điểm kém. Đừng liên lạc với giáo viên ngay cả khi bạn thấy họ cho điểm thực sự khắt khe. Khi trẻ chịu được hậu quả từ những lỗi nhỏ, chúng sẽ biết cách cân nhắc kỹ trước khi quên hay bỏ qua những điều quan trọng hơn. Và điều này sẽ giúp trẻ làm quen với "cuộc đời thực".

5. Ra ngoài trời với xe đạp, xe scooter... và để trẻ tự đi. Để trẻ đi các phương tiện này tới trường, đi siêu thị kết hợp với rèn luyện thể thao. Chẳng có gì giúp con vững vàng hơn và khỏe khoắn hơn những cách này.

6. Tuy nhiên, đừng bắt con tham gia vào quá nhiều hoạt động ngoại khóa đến nỗi trẻ không còn khoảng trống nào để thở. Các bố mẹ Pháp không có khuynh hướng xếp lịch học của con quá dày đặc vì họ tin rằng thời gian nghỉ ngơi là cần thiết và bữa tối gia đình là bất khả xâm phạm. Quan trọng hơn, họ từ chối trở thành nô lệ cho lịch học của trẻ và dành thời gian rảnh của mình để làm việc riêng.

7. Để con cái tham gia vào các việc nhà. Đổ rác, dọn bàn và thậm chí cả lên kế hoạch cho bữa ăn đều là những phần việc trẻ em Pháp đảm nhiệm. Trẻ là một phần của gia đình và có thể góp phần vun vén cho gia đình.

8. Thời gian cho gia đình là quan trọng nhất. Ngay cả khi việc cả nhà tối nào cũng ăn cùng nhau là không thể thì các gia đình Pháp luôn cố gắng lên lịch để ít nhất mỗi tuần có thể ngồi quây quần bên nhau vài lần. Vào cuối tuần, ngay cả khi trẻ đi dự tiệc sinh nhật hay tập đá bóng, họ cũng đảm bảo lịch ăn tối hay ăn trưa, cùng với việc đi dạo, đạp xe hay vui chơi bên nhau trong công viên.

9. Khi bạn có nhiều con, hãy dạy chúng biết giúp đỡ lẫn nhau. Để trẻ lớn đi bộ với em nhỏ tới trường, mang bữa ăn nhẹ cho em hay giúp đỡ em làm bài tập nếu có thể. Việc này giúp tình cảm anh chị em trong gia đình gắn bó và bền vững, làm giảm nhẹ những đòi hỏi với bố mẹ và còn khiến trẻ càng tăng khả năng tự túc, tự lập.

10. Người Pháp coi trọng những phép tắc. Trẻ có hành vi đúng mực văn minh là điều bất cứ bố mẹ nào cũng muốn. Trẻ, dù nhút nhát hay bạo dạn, đều được mong đợi là biết giới thiệu về bản thân, nói xin chào, tạm biệt, cảm ơn và có các hành vi lịch sự cơ bản khi ăn uống, ngay cả lúc chỉ ở bên bạn bè.

11. Tạo điều kiện để trẻ có nhiều thời gian thú vị ở ngoài trời. Để trẻ có thời gian thư giãn chạy nhảy bên ngoài, vào công viên, đi dạo cùng bố mẹ, anh chị em. Điều này vừa tốt cho sức khỏe, trí não và tâm trạng trẻ.

Xem thêm:

- Cách dạy con tự tin, tài năng của mẹ Tây đáng để mẹ Việt học tập

- 10 kỹ năng sống cần thiết phải dạy cho mọi trẻ

Theo VnExpress

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.