4 lưu ý trước khi cúng ông Công ông Táo không phải ai cũng biết

(Ngày Nay) -Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, theo quan niệm dân gian là ngày ông Táo lên chầu Trời. Tuy nhiên, có những lưu ý khi cúng ông Công ông Táo không phải ai cũng nắm rõ.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của một gia đình tại Hà Nội. Ảnh Lê Hiếu/Zing.vn
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của một gia đình tại Hà Nội. Ảnh Lê Hiếu/Zing.vn

Theo quan niệm dân gian Lễ cúng ông Công ông Táo tốt nhất là trong khoảng thời gian tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp. Lễ cúng nên tiến hành trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ), đây được coi là thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị chầu trời.

Trả lời trên báo điện tử Dân trí, chuyên gia phong thủy Hoàng Công cho hay, tục cúng ông Công, ông Táo cũng như các phong tục tốt đẹp khác của dân tộc luôn hướng con người tới những điều thiện, tốt đẹp trong cuộc sống.

Mọi người cần hiểu đúng ý nghĩa của tập tục này để vừa có cách ứng xử phù hợp với những giá trị văn hóa truyền thống, vừa thể hiện ý nghĩa tâm linh và giáo dục các thành viên có trách nhiệm chăm lo, vun vén hạnh phúc gia đình.

Những lưu ý dưới đây các gia đình nên biết trước khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo:

1. Có nên đặt mâm cúng dưới bếp?

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo là 23 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp.

Theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ như vậy là không đúng với phong tục, quy tắc truyền thống lâu đời của dân tộc. Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi cúng lễ.

Tuy nhiên chuyên gia phong thủy Hoàng Công cho rằng các gia đình có thể đặt mâm cúng ở ban thờ gia tiên hoặc đối với các hộ dân ở chung cư có thể đặt ở ban thờ tại bếp.

Điều quan trọng nhất là nơi thờ cúng phải được dọn dẹp sạch sẽ, trang nghiêm.

2. Cúng lễ trước buổi trưa ngày 23 tháng Chạp

Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.

Thông thường, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.

3. Có xin tài lộc?

Lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia đình chỉ nên khấn xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.

 4 lưu ý trước khi cúng ông Công ông Táo không phải ai cũng biết ảnh 1
Phố Hàng Mã những ngày qua tấp nập khách đến mua bộ đồ cúng ông Công ông Táo. Ảnh Đình Việt. 

4. Tránh phóng sinh thành sát sinh

Sau lễ cúng, các gia đình thường tiến hành hóa vàng sau đó rải tro xuống sông hồ kết hợp với phóng sinh cá chép đã cúng ông Táo.

Tuy nhiên, còn một số gia đình thường đứng ở trên cầu cao thả cá xuống sông, như vậy sẽ làm chết cá đi ngược lại ý nghĩa phóng sinh “phương tiện” đi lại của ông Táo.

Bên cạnh đó, việc thờ cúng quá nhiều vàng mã sau đó hóa vàng rồi đổ ra sông, hồ cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường. Không ít người còn vứt cả túi nilon đựng cá, đựng tro vàng mã ra sông hồ.

Bài cúng ông Công ông Táo bằng tiếng Việt (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

*Những thông tin trên mang tính chất tham khảo.

Theo Dân việt

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.