50 năm quan hệ Việt Nam- Ấn Độ: Thành tựu và Triển vọng

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 22/12, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Thành tựu và Triển vọng trong bối cảnh mới".
50 năm quan hệ Việt Nam- Ấn Độ: Thành tựu và Triển vọng

Tại hội thảo, các học giả và chuyên gia của Ấn Độ và Việt Nam nhấn mạnh: Tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ trường tồn theo thời gian. Các mối liên kết Phật giáo từ thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên đã được lịch sử ghi lại và hàng trăm di tích trên khắp Việt Nam kéo dài hơn nghìn năm kết nối văn minh, chứng minh chiều sâu của sự giao thoa giữa lịch sử và văn hóa hai quốc gia.

Giai đoạn hiện đại của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là nhà ngoại giao đầu tiên đến Ấn Độ để thiết lập Tổng Lãnh sự quán Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên nhấn mạnh mối đoàn kết, quan hệ giữa hai nước vốn có hàng nghìn năm và cho đến ngày nay mối quan hệ vẫn bền chặt, vững chắc.

"Đây là một mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Trong thời kỳ Việt Nam chống thực dân Pháp trong 9 năm, nhân dân Ấn Độ luôn luôn ủng hộ chúng ta. Nhiều nơi ở Ấn Độ đã có các cuộc biểu tình chống thực dân Pháp. Nhất là sau này trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước của Việt Nam. Sự ủng hộ của Ấn Độ vô cùng quyết liệt, vô cùng to lớn, vô cùng sâu đậm. Thời kỳ ấy, tôi đã ở Ấn Độ: cả nước Ấn Độ lớn, đông như vậy, rất nhiều đảng phái... nhưng riêng việc ủng hộ Việt Nam là thống nhất", ông Nguyễn Di Niên nhấn mạnh.

Các tham luận tại Hội nghị khẳng định thế giới đang chứng kiến những bất ổn đáng kể, thời điểm này cần ghi nhớ sự đoàn kết và niềm tin bền vững giữa hai nước như một nguồn động viên và niềm tin để vượt qua giai đoạn này.

Các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, xu hướng kinh tế có ý nghĩa đối với quan hệ đối tác Ấn Độ -Việt Nam. Trong khi cả hai quốc gia đều hội nhập kinh tế, thương mại, đầu tư, liên kết kinh doanh với thế giới thì cũng cần tập trung nhiều hơn vào hợp tác với nhau vì sẽ xuất hiện nhiều cơ hội giữa hai nền kinh tế.

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya cho rằng: Công nghệ đang trở thành động lực chính cho tăng trưởng, phát triển, chuỗi giá trị và thịnh vượng trong thế giới đang không ngừng phát triển ngày nay. Không phải ngẫu nhiên mà Ấn Độ và Việt Nam lại tập trung đưa các xu hướng công nghệ vào kế hoạch kinh tế quốc gia của mình.

“Tôi thấy có nhiều điểm tương đồng trong việc thúc đẩy công nghệ của Ấn Độ và Việt Nam cũng như việc thiết lập các cơ quan và lực lượng đặc nhiệm quốc gia để đưa những phát triển này vào quỹ đạo tăng trưởng trong tương lai của hai nước", Đại sứ chia sẻ.

Tại hội thảo, các đại biểu trao đổi về hợp tác tiềm năng nhiều hơn giữa hai nước, bao gồm chuyển đổi số; về dự án tầm nhìn viễn thông 6G; ngân hàng và thanh toán số hỗ trợ cho ngành du lịch, kinh doanh và dịch vụ cho cư dân nước ngoài. Đồng thời, các đại biểu nhấn mạnh khi cả hai bên đều hướng tới phát thải bằng không, những thành công và kinh nghiệm chuyển đổi năng lượng quốc gia có thể đem lại lợi ích cho nhau từ các mô hình, chính sách về đấu giá điện, quản lý lưới điện, mua điện và khuyến khích phương tiện điện tử.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.