7.000 tỷ đồng tái cấu trúc ngành lúa gạo

Đề án tái cấu trúc đặt mục tiêu duy trì và sử dụng linh hoạt 3,8 triệu ha đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Sản xuất lúa ở miền Tây được xác định hướng đến thị trường trong và ngoài nước ở phân khúc gạo chất lượng cao. Ảnh: Cửu Long
Sản xuất lúa ở miền Tây được xác định hướng đến thị trường trong và ngoài nước ở phân khúc gạo chất lượng cao. Ảnh: Cửu Long

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) vừa thông qua đề án tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2020 tầm nhìn 2030 với tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng.

Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Trồng trọt, bên cạnh việc đáp ứng thị trường trong nước, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo theo hướng tăng giá trị và phát triển vững bền…

Có 25 chương trình, dự án tập trung thực hiện gồm quy hoạch, rà soát quy hoạch hoàn chỉnh hạ tầng đồng ruộng, chuyển đổi đất lúa; nghiên cứu chọn tạo giống; tổ chức sản xuất và cơ giới hóa; chế biến, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu…

Trong đó, việc hoàn chỉnh đồng ruộng, nâng cấp giao thông và thủy lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất tại các vùng chuyên canh lúa ở miền Tây, đồng bằng sông Hồng và duyên hải nam Trung bộ có vốn đầu tư tới 5.000 tỷ đồng; thực hiện từ 2017 đến 2022.

Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là tái cơ cấu sản xuất lúa. Theo đó, đến năm 2020, duy trì và sử dụng linh hoạt 3,8 triệu ha diện tích đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Đề án đưa ra định hướng sản xuất lúa theo vùng. Cụ thể, tại Đồng bằng sông Cửu Long hướng đến thị trường trong và ngoài nước ở phân khúc gạo chất lượng cao. Chuyển đổi diện tích sản xuất lúa ở các nơi có hiệu quả thấp sang cây trồng khác hoặc nuôi trồng thủy sản; giảm diện tích lúa xuân hè, lúa vụ ba (thu đông) ở nơi không đủ điều kiện. Đồng thời xây dựng vùng sản xuất lúa thơm phục vụ xuất khẩu ở các vùng phù sa ngọt và ven biển.

Sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Hồng hướng đến thị trường nội địa, chủ yếu là thủ đô Hà Nội và các đô thị trong vùng; với xu thế tiêu dùng gạo đặc sản, gạo chất lượng cao gia tăng. Các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung ổn định sản xuất lúa hai vụ ở các vùng chủ động được nguồn nước tưới; chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội tỉnh…

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng lúa lớn, mỗi năm đạt sản lượng 25-26 triệu tấn (chiếm gần 60% cả nước); cung cấp 95% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam; đảm bảo việc làm, thu nhập cho gần chục triệu lao động nông thôn…

Theo Vnexpress
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.