75 học sinh sống sót sau thảm họa phà Sewol trở lại trường

75 học sinh sống sót trong thảm họa tồi tệ nhất của Hàn Quốc trong 20 năm qua đã trở lại trường học hôm qua 25/6
75 học sinh sống sót sau thảm họa phà Sewol trở lại trường
75 học sinh sống sót sau thảm họa phà Sewol trở lại trường - anh 1
75 học sinh trường Danwon trở lại lớp học hôm 25/6

Các bậc phụ huynh của hơn 250 học sinh thiệt mạng trong vụ chìm tàu đến từ sớm để chào đón 75 đứa trẻ may mắn thoát nạn trở về. Nhiều người đôi mắt ngấn lệ, trên tay cầm khẩu hiệu ghi dòng chữ: “Chúng tôi yêu các cháu”.

“Người lớn luôn nói với chúng cháu là phải quên đi và vui vẻ lên, nhưng chúng cháu sẽ luôn nhớ những người bạn thiếu may mắn của mình bởi không quên họ là điều chúng cháu có thể làm tốt nhất”, một nam sinh 18 tuổi sống sót trong vụ đắm phà Sewol chia sẻ.

Hai tháng sau khi phà Sewol bị chìm, cướp đi sinh mạng của hơn 300 hành khách, trải qua quá trình điều trị tâm lý, những học sinh sống sót đã được đưa trở lại trường học trên 5 chiếc ôtô có cảnh sát hộ tống. Nhiều em đeo vòng đeo tay mang thông điệp “Ghi nhớ 1604” (ngày phà Sewol bị chìm 16/4) và tất cả đều đi cùng với cha mẹ.

Hôm 16/4, phà Sewol bị nghiêng sau đó lật chìm trên hành trình qua đêm từ thành phố cảng Incheon đến hòn đảo Jeju, chở theo số hàng hóa quá tải trọng và phà di chuyển quá nhanh khi chuyển hướng.

Hầu hết 325 học sinh nghe theo chỉ thị ở yên tại chỗ khi phà bắt đầu nghiêng đã bị mắc kẹt trong các khoang hành khách và phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

Trước khi bước vào lớp học, một học sinh thẫn thờ cho biết: “Chỉ vì sự ích kỷ và vô trách nhiệm của người lớn mà chúng cháu đã mất đi bạn bè và thầy cô thân yêu”. Dường như nỗi đau đọng lại trong lòng các em còn quá lớn và thời gian cũng không dễ làm cho nguôi ngoai.

75 học sinh sống sót sau thảm họa phà Sewol trở lại trường - anh 2
Nỗi ám ảnh tang tóc sẽ bám theo các em suốt phần đời còn lại.

Đối với những học sinh còn sống sót và cha mẹ của chúng đã có một cuộc tranh luận về việc có nên quay trở lại ngôi trường Danwon tiếp tục học tập hay không. Cuối cùng họ vẫn trở lại đây và hàn gắn những vết thương tinh thần bằng chính những buổi điều trị tâm lý tại trường, ông Park Suck-soon, bố của một trong những học sinh sống sót cho biết.

“Những đứa trẻ trở lại trường mang theo ký ức khủng khiếp về vụ đắm phà và mất đi bạn bè, giáo viên của chúng. Đừng quên ngày 16/4”, ông Park nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.