8 điều nổi bật về vùng đất thiêng Jerusalem

(Ngày Nay) - Jerusalem là địa điểm quan trọng và linh thiêng với ba tôn giáo và là nơi có khoảng cách giàu nghèo lớn giữa người Arab với Do Thái.
Cờ Israel bay trước Nhà thờ Mái vòm ở Jerusalem tháng 12/2017. Ảnh: AFP.
Cờ Israel bay trước Nhà thờ Mái vòm ở Jerusalem tháng 12/2017. Ảnh: AFP.

Mỹ ngày 14/5 khánh thành đại sứ quán ở Jerusalem - thành phố vốn được coi là nơi bắt nguồn của những xung đột dai dẳng tại "chảo lửa" Trung Đông. Israel coi toàn thành phố, bao gồm vùng phía đông nước này chiếm đóng trong cuộc chiến tranh Trung Đông 1967, là thủ đô. Trong khi đó, Palestine coi Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước họ muốn thành lập trong tương lai ở Bờ Tây và dải Gaza.

"Thủ đô vĩnh cửu"

Tel Aviv là nơi đầu tiên mà Nhà nước Israel đặt chính quyền. Kế hoạch Phân chia của Liên Hiệp Quốc năm 1947 đã đề nghị tách "lãnh thổ ủy trị Palestine" từng thuộc Anh thành ba thực thể: một nhà nước Do Thái, một nhà nước Arab và trao chế độ quốc tế đặc biệt cho thành phố Jerusalem. Năm 1948, người Do Thái tuyên bố thành lập Nhà nước Israel độc lập và đặt thủ đô ở Tây Jerusalem, còn Đông Jerusalem lúc đó nằm dưới sự kiểm soát của Jordan.

Thời điểm này, Tây Jerusalem chìm trong xung đột nên không thể được sử dụng làm nơi diễn ra các hoạt động như một thủ đô. Tuyên ngôn thành lập Nhà nước Israel ngày 14/5/1948 ở Tel Aviv cũng không đề cập tới Jerusalem.

Thủ tướng đầu tiên của Israel David Ben-Gurion đã chỉ thị quốc hội chuyển giao các hoạt động tới Jerusalem vào tháng 12/1949, sau khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bắt đầu tranh luận về cách thực hiện kế hoạch phân chia khu vực này. Dựa theo một trích dẫn có niên đại 3.000 năm của người Do Thái ở Jerusalem, ông Ben-Gurion tuyên bố Jerusalem là một phần không thể tách rời của Nhà nước Israel và là thủ đô vĩnh cửu của nước này.

8 điều nổi bật về vùng đất thiêng Jerusalem ảnh 1Vị trí của Jerusalem. Đồ họa: Straits Times.

Trung tâm tôn giáo

Jerusalem là thánh địa quan trọng nhất đối với người Do Thái bởi vì theo Kinh Thánh Hebrew, đây là nơi vua David xây dựng thủ đô của Vương quốc Israel thống nhất và vua Solomon xây Đền thờ Đầu tiên.

Còn theo Kitô giáo, tại Jerusalem, Chúa Jesus đã bị đóng đinh trên thập tự giá. Trong truyền thống Hồi giáo dòng Sunni, đây là thành phố quan trọng thứ ba sau Mecca và Medina bởi theo kinh Koran, Jerusalem là điểm dừng chân trong Hành trình Đêm kỳ bí của Nhà tiên tri Mohammed.

Do đó, thành phố trở thành một thánh địa chung của cả ba tôn giáo nói trên, lưu giữ nhiều di tích tôn giáo và là điểm hành hương hàng năm. Khu vực Thành Cổ của Jerusalem đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1981.

Kế hoạch của Israel

Theo một báo cáo được Israel công bố cuối tuần qua, cơ quan giám sát đã chỉ trích chính phủ nước này vì đã không thực hiện các kế hoạch được thông qua từ năm 2005 để thiết chặt kiểm soát với Jerusalem.

Mục tiêu của kế hoạch này là di chuyển khoảng 140 chi nhánh của 25 bộ và cơ quan chính phủ đến Jerusalem, cùng với 2.700 nhân viên. Các cơ quan này bao gồm văn phòng thủ tướng và các Bộ Y tế, Tài chính, Giao thông vận tải, Văn hóa và Thể thao, Giáo dục và Phúc lợi. Quyết định này đã được đưa ra cách đây 11 năm.

Thời hạn triển khai đặt ra lúc đó là năm 2015 nhưng sau đó bị lùi lại tới năm 2019. Theo thẩm phán đã nghỉ hưu Yosef Shapira, Israel có thể không thực hiện kịp tiến độ này.

Ai sống ở Jerusalem?

Jerusalem là thành phố lớn nhất ở Israel với dân số khoảng 900.000 người. Người Do Thái chiếm 62,3%, giảm 7,2% so 20 năm trước đây. Trong khi, dân số Palestine đã tăng từ 30,5% năm 1998 lên 37,7%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Do Thái vẫn là nhóm tôn giáo lớn nhất ở Jerusalem trong suốt 150 năm qua.

Sau khi chiếm được Đông Jerusalem trong cuộc chiến năm 1967, Israel đã tăng cường việc xây dựng nhà ở cho người Do Thái trong vùng đất mới giành được, nơi phần lớn thế giới coi là bị Israel chiếm đóng. Hiện có khoảng 200.000 người Do thái Israel đang sống trong những khu dân cư hoặc khu định cư, cùng với ít nhất 320.000 người Palestine.

Đa số những người Palestine sống ở Đông Jerusalem được coi là thường trú nhân của Israel, có thể làm việc ở bất cứ nơi nào trong nước này, đồng thời được hưởng lợi ích xã hội của Israel. Tuy nhiên, họ không được công nhận là công dân đầy đủ. Người Palestine có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch Israel nhưng rất ít người làm điều này vì lý do chính trị và thậm chí cũng khó được chấp thuận.

Căng thẳng

Ngày Mỹ khai trương Đại sứ quán ở Jerusalem trùng với kỷ niệm 70 năm thành lập của Israel 15/5. Người Palestine gọi là ngày này là "nakba" hay "thảm họa", ám chỉ việc hàng trăm nghìn người bỏ trốn hoặc bị trục xuất khỏi nơi ngày nay là Israel vào năm 1948.

Cuối năm 1949, khoảng 40 ngôi làng Palestine ở khu vực Jerusalem, với tổng dân số hơn 70.000 người, đã bị chiếm đóng. Theo Tổ chức Giải phóng Palestine - bên được liên đoàn Arab coi là đại diện chính thức cho Nhà nước Palestine, khoảng 45.000 người Palestine đã mất nhà cửa ở các khu vực đô thị phía tây thành phố.

Khoảng cách kinh tế

Khoảng 76% người Palestine ở Đông Jerusalem đang sống dưới mức nghèo khổ so với khoảng 23% người Do Thái. Thu nhập trung bình hàng tháng của người dân ở các khu phố Arab thấp hơn 40% so với các khu phố của người Do Thái.

Diễn biến ngoại giao

Vào những năm 1960 -1970, khoảng 18 đại sứ quán nước ngoài đặt ở Jerusalem, chủ yếu là của các nước châu Phi và châu Mỹ Latin. El Salvador và Costa Rica là hai nước cuối cùng rời đại sứ quán khỏi Jerusalem và mở lại các đại sứ quán ở Tel Aviv vào năm 2006. Hiện tại, Guatemala và một số quốc gia khác đã quyết định theo chân Mỹ chuyển đại sứ quán từ Tel Aviv về Jerusalem.

Đội bóng mang tên Trump

Một trong những câu lạc bộ bóng đá xuất sắc nhất tại Israel là đội Beitar của Jerusalem vừa tuyên bố sẽ thay đổi tên thành Beitar "Trump", để ghi nhận đóng góp của Tổng thống Mỹ Trump với quê hương họ. "Ông đã thể hiện lòng dũng cảm, tầm nhìn và tình yêu đích thực cho người dân Israel và thủ đô", câu lạc bộ bóng đá ra tuyên bố.

Theo Vnexpress
TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.