Ai bỏ phiếu cho Trump?

Đêm thứ Tư, giờ Mỹ, tôi đứng trong một quán bar chật kín những người ủng hộ đảng Dân chủ ở Hạt Orange, bang North Carolina.
tác giả Đức Hoàng
tác giả Đức Hoàng

Những người xung quanh ôm đầu nhìn màn hình TV, hay thẫn thờ ngồi trên ghế, không biết nói gì với nhau. Không ai tin những gì đã diễn ra. North Carolina là một “bang chiến trường” quan trọng. Ngay trước thềm ngày bầu cử, cả hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton đều tổ chức các cuộc vận động thực địa lớn tại đây.

Tôi dự cả hai cuộc. Clinton đến vào đúng nửa đêm cùng với Lady Gaga, Bon Jovi và Bill Clinton, biến khuôn viên của trường đại học bang North Carolina thành một festival khổng lồ. Cả chục nghìn người không thể chen vào. Trời đêm rất lạnh, màn hình ngoài sân vận động nhỏ xíu, và họ vẫn đứng đó, bày tỏ sự ủng hộ cho “Madame tổng thống”.

So với sự kiện đó, buổi diễn thuyết cuối cùng của Trump ở North Carolina nhỏ hơn rất nhiều. Khoảng hơn 10.000 người tới, khán phòng nhiều chỗ trống. Đám đông của Trump thì luôn kích động, nhưng hôm đó tôi vẫn dễ dàng chen đến gần bục phát biểu để chụp ảnh ông. Dù sự kiện được tổ chức ban ngày. Gần như tất cả những kênh thông tin trước giờ G đều cho thấy bức tranh ấy. Clinton thắng thế.

Từ các kênh truyền thông lớn nhất đất nước tại New York và Washington DC, cho đến những cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện bởi hàng loạt tổ chức độc lập, cả những người tôi đã gặp tại Hạt Orange từ 2 ngày nay đều tỏ ra tự tin về một chiến thắng dễ dàng cho Clinton. Nhưng rồi trong đêm thứ Tư, họ bỗng nhiên trở thành một chấm xanh lam nhỏ bé giữa một vùng đỏ rực trên bản đồ chính trị Mỹ.

North Carolina đã chọn Trump. Nước Mỹ, cũng đã chọn Donald Trump để trở thành tổng thống mới của họ.

Điều gì đã thực sự diễn ra? Sẽ không thể hỏi hơn 100 triệu cử tri đã bỏ phiếu để biết điều gì đã diễn ra. Nhưng có một điều rất dễ nhận thấy nếu bạn nói chuyện với nhiều người Mỹ những ngày này: có rất nhiều người ngầm ủng hộ Trump, nhưng không dám nói. Bởi vì ứng viên của đảng Cộng hòa đã bị gắn mác “phân biệt chủng tộc”, “phân biệt giới”, “dối trá” bởi nhiều kênh truyền thông lớn, nên nhiều người ngại ngần. Họ sợ rằng khi mình nói ra, cũng sẽ bị người xung quanh gắn những mác ấy.

Báo Philly Voice ở bang Pensylvania trước thềm bầu cử có một bài rất dài về những người như thế, mà họ gọi là “người ủng hộ câm lặng”. Trong đó, những người ủng hộ câm này thú nhận rằng họ rất sợ khi phải trả lời rằng mình ủng hộ Trump. Họ có thể là những người Mỹ chăm chỉ, không giàu có nhưng được học hành tử tế. Họ có thể là những người đã làm lụng xây dựng nước Mỹ trong nhiều thập kỷ, nhưng rồi bỗng nhiên cảm thấy mình bị bỏ rơi. Họ thèm khát một sự thay đổi. Họ ủng hộ Trump, không có nghĩa là họ ủng hộ một lối sống hoang dã hay một thứ tiếng Anh chắp vá. Trump thực tế đề xuất rất nhiều chính sách cụ thể. Cho dù chúng có thể rất cực đoan – nhưng cho nhiều người hy vọng.

Phải đứng trong đám đông ấy, khi Trump bắt nhịp cho tất cả cùng đồng thanh, “Hãy làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”, mới thấy được rằng đó là một khao khát chính đáng, từ những công dân bình thường. Và thực tế thì, với tất cả những The New York Times, The Washington Post, Politico hay đủ loại kênh thông tin chuyên nghiệp tưởng rằng đã kỹ “đến tận chân răng” mà đại đa số vẫn một mực nói rằng “Clinton sẽ thắng đậm” thì rõ ràng là, đã có rất nhiều người không có đủ tiếng nói; có nhiều người cảm thấy mình bị bỏ rơi.

Nếu có điều gì rút ra chung từ cuộc bầu cử này, thì có lẽ đó là về việc lắng nghe ý kiến của người dân. Lắng nghe ý kiến của người dân không bao giờ là đủ. Hàng trăm cơ chế lắng nghe chuyên nghiệp và tốn kém của nước Mỹ hóa ra phản ánh không chính xác ý nguyện của đa số nhân dân Mỹ. Phải đến khi họ bước vào phòng kín, với chiếc bút và tờ phiếu, tiếng nói ấy mới trở nên rõ ràng.

Và ngay cả việc lựa chọn Trump rồi, thì cuộc bày tỏ ý kiến của người dân Mỹ vẫn sẽ không vì thế mà kết thúc. Chỉ trong vòng 2 năm tới, thông qua cuộc bầu cử Hạ viện, người dân Mỹ sẽ lại một lần nữa thay đổi kết cấu quyền lực thượng tầng – và cũng rất có thể đó sẽ là một kết quả bất ngờ.

Donald Trump có trở thành một tổng thống tốt và làm nước Mỹ trở lại vĩ đại hay không, lịch sử sẽ phán xét. Hoặc nói như George W.Bush, lúc lịch sử phán xét thì “chúng ta đều đã chết cả rồi”, chằng có ở đó mà biết. Nhưng kết quả của cuộc bầu cử này, tạo ra nhiều bài học không chỉ cho riêng nước Mỹ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.