Giải thích Lương Như Hộc (có tài liệu ghi Lương Nhữ Hộc) được ghi nhận là ông tổ nghề in của người Việt. Ông từng học được nghề này trong chuyến đi sứ phương Bắc rồi mang về truyền lại cho nhân dân.
2 Ông quê ở đâu?
icon
Hà Nội
icon
Hưng Yên
icon
Hải Dương
Giải thích Lương Như Hộc (1420 – 1501) tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, quê xã Hồng Liễu, huyện Trường Tân, tỉnh Hải Dương, nay là xã Thanh Liễu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
3 Ông từng thi đỗ...?
icon
Trạng nguyên
icon
Bảng nhãn
icon
Thám hoa
Giải thích Lương Như Hộc là người thông minh, học giỏi từ nhỏ. Năm Đại Bảo thứ 3 đời vua Lê Thái Tông (1442), ông thi đỗ thám hoa, cùng khóa với trạng nguyên Nguyễn Trực, bảng nhãn Nguyễn Như Đỗ, tiến sĩ Ngô Sĩ Liên.
4 Làng quê nào được ông truyền lại nghề in khắc?
icon
Khuê Liễu
icon
Liễu Tràng
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Sau khi học được nghề in từ nước ngoài, ông mang về truyền lại cho người dân 3 làng Liễu Tràng, Hồng Lục, Khuê Liễu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Từ đây, nghề in ở những vùng này phát triển rất mạnh, trở thành trung tâm in ấn cả nước.
5 Ai được Lương Như Hộc dạy nghề in?
icon
Phạm Niên
icon
Phạm Mạnh
icon
Phạm Tu
Giải thích Theo báo Hải Dương, từ hai học trò đầu tiên là Phạm Niên (Phạm Trên) và Phạm Đới (Phạm Dưới), nghề khắc ván in hình thành ở thôn Hồng Lục, rồi chuyển sang Liễu Tràng, Khuê Liễu của huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Từ đây, ba thôn tạo nên trung tâm khắc in bản mộc của cả nước suốt thế kỷ XV đến thế kỷ XIX. Thời ấy, người nam khỏe mạnh thì xẻ gỗ, khắc mộc bản. Phụ nữ và trẻ em ngồi in, xén cắt giấy. Nghề khắc ván in sách đã đem lại cuộc sống khá giả cho cả ba làng nên thời đó có câu: “Đình Sinh, quán Sếu, chùa Tràng. Trong ba làng ấy không làm cũng có ăn”.
6 Cuốn sách nào từng được khắc in tại huyện Gia Lộc?
icon
Đại Việt sử ký
icon
Đại Việt sử ký toàn thư
icon
Đại Việt sử ký tiền biên
Giải thích Cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” từng được các nghệ nhân làng Liễu Tràng, Hồng Lục khắc in thành công năm 1697.
7 Ông từng giữ chức quan nào sau đây?
icon
Đô ngự sử
icon
Thừa tướng
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Nhờ tài năng uyên bác, Lương Như Hộc từng có 2 lần được cử đi sứ nhà Minh vào các năm 1453 dưới thời vua Lê Nhân Tông và 1459 dưới thời Lê Nghi Dân. Ông từng nắm giữ nhiều chức vụ khác nhau trong triều đình nhà Lê, tiêu biểu trong số đó là Thị lang, Giang trung thư lệnh, Đô ngự sử - người đứng đầu Ngự sử đài, cơ quan có đặc quyền can gián những việc được xem là không đúng hoặc chưa tốt của vua và quan lại.
8 Cuốn sách nào sau đây không phải là của ông?
icon
Cổ kim chế từ tập
icon
Quần hiền phú tập
icon
Trích diễm thi tập
Giải thích Ông đã biên soạn một số tập sách như Cổ kim chế từ tập, tập hợp các bài từ từ thời cổ đến thời Lê; và sáng tác Hồng Châu quốc ngữ thi tập là tập thơ chữ Nôm. Hiện nay cả hai đều đã thất truyền. Ông cũng phê điểm cho tuyển tập thơ Tinh tuyển chư gia luật thi của Dương Đức Nhan (gồm 472 bài của các nhà thơ đời Trần - Lê). Hiện nay chỉ còn lại 6 bài phú chữ Hán trong Quần hiền phú tập (Hoàng Sằn Phu) và 6 bài thơ chữ Hán trong Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương) và Toàn Việt thi lục (Lê Quý Đôn).
9 Tên ông đã được đặt cho một con đường ở
icon
Hà Nội
icon
Đà Nẵng
icon
TP. Hồ Chí Minh
Giải thích Tên ông đã được đặt cho một con đường ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lại bị đặt sai tên là Lương Nhữ Học.
(Ngày Nay) - Dịp Giáng sinh năm nay và Tết Dương lịch 2025, miền Bắc vẫn duy trì trạng thái trời rét, ngày có nắng; trong khi miền Trung khả năng có mưa lớn; khu vực Nam Bộ ít mưa, ngày trời nắng.
(Ngày Nay) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
(Ngày Nay) - Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
(Ngày Nay) - Chương trình chính luận nghệ thuật "Con đường lịch sử" là dịp đặc biệt để người dân cả nước cùng tự hào nhìn lại chặng đường vẻ vang của một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.