Áp lực lớn trên 'đôi vai gầy'

[Ngày Nay] - Thơ văn nhạc họa nước ta thường miêu tả sự mỏng manh của người phụ nữ với dáng vai gầy, như cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn từng viết: “Vai em gầy guộc nhỏ. Như cánh vạc về chốn xa xôi…”. Thế nhưng, trong thời hiện đại, ở Việt Nam và nhiều nước khác, không ít “những đôi vai gầy” ấy đang phải chịu áp lực cuộc sống nhiều hơn cánh mày râu.
Áp lực lớn trên 'đôi vai gầy'

Meng Li – một nữ nhân viên phát triển phần mềm thành đạt ở thành phố San Francisco (Mỹ) – tâm sự: “Tôi từng là người cuồng công việc. Tôi thích sáng tạo, phát triển các sản phẩm và giải quyết các vấn đề nan giải. Tôi thậm chí không quan tâm tới tinh thần và cơ thể của mình cho tới khi chúng phản ứng”. Meng Li cho biết cô bị căng thẳng thần kinh (stress) dẫn tới chứng mất ngủ. Trong những giấc ngủ chập chờn, Meng Li thường mơ thấy chuyện “giải quyết các vấn đề nan giải”. Điều này khiến cô có cảm giác rất lo âu mỗi khi tỉnh dậy. Meng Li thừa nhận: “Sau khi sinh con đầu lòng, tôi nhanh chóng nhận ra mình vừa quá bận chăm sóc người thân, vừa tham công tiếc việc tới mức đánh mất bản thân. Tôi đã đặt tất cả nhu cầu thể chất và tinh thần của mình qua một bên”. Theo Meng Li, nhiều phụ nữ có tham vọng làm mọi thứ: đạt đỉnh cao công việc và trở thành “bà mẹ siêu nhân”. Khi không đạt được tham vọng này, họ cảm thấy có lỗi và thêm stress.

Kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Đại học Cambrigde (Anh) công bố  năm 2016 cho thấy, phụ nữ có nguy cơ stress và mắc chứng rối loạn lo âu cao gấp đôi so với đàn ông. Theo các nhà khoa học, các yếu tố như cố gắng tạo sự cân bằng hợp lý giữa việc nhà và công việc ngoài xã hội có thể là nguyên nhân chính dẫn tới việc phụ nữ thường hay lo lắng hơn nam giới.

Câu chuyện áp lực từ gia đình và công việc của Meng Li khá phổ biến trong đời sống của người phụ nữ thời hiện đại. Nhưng câu chuyện này lại thường bị mọi người phớt lờ, thậm chí bị một số đàn ông trêu đùa rằng “phụ nữ chỉ hay cằn nhằn”. Kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Đại học Cambrigde (Anh) công bố  năm 2016 cho thấy, phụ nữ có nguy cơ stress và mắc chứng rối loạn lo âu cao gấp đôi so với đàn ông. Theo các nhà khoa học, các yếu tố như cố gắng tạo sự cân bằng hợp lý giữa việc nhà và công việc ngoài xã hội có thể là nguyên nhân chính dẫn tới việc phụ nữ thường hay lo lắng hơn nam giới.

Phụ nữ làm việc nhà nhiều hơn đàn ông

Những người theo chủ nghĩa hoài nghi có thể cho rằng việc phụ nữ có nguy cơ stress cao hơn nam giới chỉ là những con số khảo sát, bởi nhiều đàn ông cũng thấy áp lực không kém phụ nữ khi thực hiện các trách nhiệm ở gia đình và công sở. Tuy nhiên, Erin Joyce – bác sỹ chuyên trị liệu cho phụ nữ tại Los Angeles (Mỹ) – cho biết: “Sự khác biệt là ở thời lượng, khối lượng những trách nhiệm và bổn phận mà phụ nữ phải làm ở nhà”.  Liên hiệp quốc cho biết phụ nữ làm việc nhà (hay còn gọi là “những việc không tên”, “những việc không lương”) nhiều gần gấp ba lần so với nam giới. Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức ActionAid Việt Nam cho thấy trung bình phụ nữ dành 5 giờ mỗi ngày để làm các việc nhà… Thời gian làm việc nhà của phụ nữ nhiều hơn nam giới từ 2 - 2,5 giờ/ngày. Tại một số nước, vẫn tồn tại quan điểm cũ gắn cho người phụ nữ bổn phận “phải có trách nhiệm làm việc nhà, việc nhà là việc riêng của phụ nữ”. Do vậy, phụ nữ phải làm đủ thứ việc nhà như: dọn nhà, đi chợ, nấu ăn, rửa bát, chăm sóc trẻ con – người già, giặt giũ...Trong khi đó, nam giới chỉ làm một số công việc được gọi là “nam tính” trong gia đình. Sự bất bình đẳng trong cách phân chia việc nhà khiến phụ nữ không có nhiều thời gian nghỉ ngơi quý giá để chăm sóc chính mình.

Áp lực lớn trên 'đôi vai gầy' ảnh 1

Điều đáng nói là việc nhà thường không được coi trọng như việc làm ngoài xã hội, mặc dù nó cũng nặng nhọc như đi làm. Từ năm 1975, nữ học giả Mỹ Silvia Federici đã cho rằng chính tính chất “không được trả lương” của việc nhà củng cố cho lập luận rằng “việc nhà không phải công việc, do vậy phụ nữ không được chối bỏ nó”.

“Lao động cảm xúc”

Không chỉ trong việc nhà, phụ nữ còn chịu áp lực hơn đàn ông trong công việc xã hội. Nghiên cứu của Đại học Nova Southeastern ở tiểu bang Florida, Mỹ chỉ ra rằng các nữ quản lý, nữ doanh nhân thường “biểu lộ cảm xúc bề mặt” (surface acting) nhiều hơn nam giới. Nghiên cứu viết: “Do yêu cầu công việc, họ thường bày tỏ cảm xúc theo hướng tích cực, bình tĩnh, cảm thông. Song, bản thân họ không thực sự cảm nhận được những cảm xúc này”. Điều đó có nghĩa là đôi khi những người phụ nữ thành đạt phải che giấu cảm xúc thực, cảm xúc và hành vi thể hiện ra bên ngoài thường mang tính “giả tạo, diễn xuất”.

“Biểu lộ cảm xúc bề mặt” là một dạng tiêu biểu của “lao động cảm xúc” (Emotional Labor). “Lao động cảm xúc” được hiểu là nỗ lực kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc ở những nơi mà người lao động kỳ vọng biểu lộ cảm xúc để đạt được mục đích của tổ chức. Phụ nữ phải “lao động cảm xúc” rõ nét nhất trong các ngành dịch vụ du lịch như: nhà hàng, khách sạn, hãng vận chuyển…; một số ngành dịch vụ khác như y tế (y tá, bác sỹ), ngành bán lẻ (nhân viên bán hàng), ngân hàng (điều phối viên, giao dịch viên, chuyên viên kinh doanh…), hàng không (tiếp viên hàng không)…Cũng như việc nhà, “lao động cảm xúc” ít được quan tâm và không được coi là công việc. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy “lao động cảm xúc” cũng khiến phụ nữ kiệt sức như khi làm việc. Ví dụ: Những nhân viên trong ngành dịch vụ, nhất là nhân viên nữ  luôn có nghĩa vụ phải duy trì nụ cười, thái độ thân thiện, ngay cả với các khách hàng có tính cách nóng vội, đòi hỏi vô lý hoặc thậm chí không có văn hoá. Điều này đã khiến họ luôn phải che giấu cảm xúc của bản thân, dẫn tới căng thẳng về mặt tinh thần.

Áp lực lớn trên 'đôi vai gầy' ảnh 2

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Personel Psychology, “lao động cảm xúc” có thể dẫn tới stress, chứng mất ngủ và xung đột gia đình. Stress trong công việc mang tới những tác hại khó lường cho người phụ nữ như mắc chứng rối loạn lo âu, trầm cảm, nhức đầu, đau nửa đầu, béo phì…Nghiêm trọng hơn, stress và chứng rối loạn lo âu có mối liên hệ với các bệnh tim mạch. Điều đáng lo lắng là phần lớn các nghiên cứu về bệnh tim mạch – một trong những căn bệnh gây chết người hàng đầu – mới tập trung vào nam giới. Trong khi đó, những biểu hiện của bệnh tim mạch ở nữ giới khác nam giới. Ví dụ, phụ nữ thường có biểu hiện mất ngủ, lo âu, mệt mỏi bất thường trước khi bị nhồi máu cơ tim. Họ thường chủ quan với những triệu chứng này bởi nó giống triệu chứng của stress. Nhiều phụ nữ không thấy đau ngực trước khi nhôì máu cơ tim như nam giới. Do vậy, họ không phát hiện được sớm các vấn đề về tim mạch.

Trong lúc phụ nữ ngày càng chịu áp lực công việc dẫn tơí stress, Đại học Havard đưa ra nghiên cứu đáng “báo động” rằng “phụ nữ có nguy cơ tử vong cao hơn đàn ông trong vòng 1 năm bị bệnh tim mạch”, “nhiều phụ nữ khẳng định các bác sỹ không bao giờ nói với họ về nguy cơ từ bệnh tim mạch”.

Vài “bí kíp” chống áp lực

Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (APA) cho biết phụ nữ có khả năng kiểm soát và giải tỏa căng thẳng tinh thần tốt hơn đàn ông. APA đưa ra một vài “bí kíp” giúp phụ nữ phòng chống áp lực từ công việc và việc nhà:

+ Tự chăm sóc bản thân: Khái niệm “tự chăm sóc” thường bị nhẫm lẫn với việc nuông chiều bản thân. Tự chăm sóc thực ra khá đơn giản. Bác sỹ Erin Joyce  nói: “ Ngủ đầy đủ, ăn uống lành mạnh và tập thể dục là nền tảng của việc tự chăm sóc bản thân. Khi stress gia tăng, sự hỗ trợ từ các mối quan hệ tin cậy, trong đó có các bác sỹ  và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, là rất quan trọng”.

Tạm rời bỏ các nhân tố gây stress như trách nhiệm việc nhà và việc xã hội là cần thiết, song khó thực hiện. Chính vì điều này, Meng Li cho biết cô đã xây dựng ứng dụng Sanity&Self để hướng dẫn phụ nữ tự chăm sóc kể cả trong trường hợp không có nhiều thời gian. Sanity&Self gồm nhiều bài tập tự chăm sóc kéo dài từ 2 phút cho tới 45 phút.

+ Hiểu rõ nguyên nhân stress: Rất có ích nếu phụ nữ hiểu được nguyên nhân stress ngay khi nó xuất hiện ở giai đoạn đầu tiên. Meng Li cho biết: “Chúng ta thường phát hiện căng thẳng qua những trải nghiệm trong công việc. Nhưng căng thẳng công việc xuất hiện ở nhiều dạng. Liệu có phải do một đồng nghiệp nào đó không tôn trọng thời gian của bạn? Liệu sếp đang hàng ngày tước dần quyền tự quyết của bạn?...”  Tìm gặp một bác sỹ trị liệu là cách tốt giúp phụ nữ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân stress.

+ Tìm kiếm sự thừa nhận: Do một số định kiến không thừa nhận phụ nữ chịu áp lực lớn hơn đàn ông nên nhiều phụ nữ ngại tìm hiểu và nói ra áp  lực của mình. Do đó, điều quan trọng là nữ giới cần tìm kiếm sự thừa nhận từ gia đình và xã hội. Những quầy sách tự lực (self-help bookstore) là nơi tốt để tìm kiếm sự thừa nhận đó. Meng Li tâm sự: “Tôi cảm thấy được thừa nhận rõ ràng khi đứng trước quầy sách, nơi có những cuốn sách giúp tôi đương đầu với áp lực công việc và gia đình mà mình đang phải đối mặt. Tôi bớt cảm thấy đơn độc. Khi xây dựng ứng dụng Sanity&Self, chúng tôi muốn tạo dựng diễn đàn để phụ nữ cảm thấy được thừa nhận trong cuộc chiến cân bằng giữa gia đình và công việc”.

Thông thường, người chồng sẽ hỗ trợ hơn là ngoảnh mặt trước vấn đề stress của người phụ nữ. Do vậy, bác sỹ Joyce cho rằng: “Phụ nữ làm việc bên ngoài cần cố gắng tâm sự với chồng về việc cần chia sẻ một cách công bằng hơn trách nhiệm đối với gia đình”.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.