Ba mẹ ơi, con phải nhịn!

[Ngày Nay] - “Ba mẹ ơi, con phải nhịn” – Đó là lời “kêu cứu” của không ít học sinh trên thế giới và có thể là của chính con bạn vì thiếu nhà vệ sinh hoặc không dám đi vệ sinh trong những nhà vệ sinh bẩn thỉu, hôi thối, thiếu trang thiết bị tại trường học.
Ba mẹ ơi, con phải nhịn!

1. Giống những thanh thiếu niên năng động khác, K Jaya – một học sinh trung học ở thành phố Chennai, bang Tamil Nadu, Ấn Độ - tham gia nhiều môn thể thao và không bao giờ bỏ lỡ các hoạt động ngoại khóa. Mặc dù vậy, K Jaya hạn chế uống nước, nhịn tiểu tiện để không phải sử dụng nhà vệ sinh ở trường học. Hậu quả là gần đây K Jaya mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu (UTI). K Jaya tâm sự: “Nghĩ đến việc phải sử dụng nhà vệ sinh cũng đủ để em kinh hãi, không dám uống nước hàng giờ liền. Thậm chí có lần em ngất trên sân trường bởi cơ thể không đủ nước. Sau khi gặp bác sỹ, em dần thay đổi thói quen uống nước. Nhưng nó không làm thay đổi sự thật là nhà vệ sinh trường học quá bẩn”.

Cùng chung hoàn cảnh với Jaya, A Rekha –sinh viên năm thứ nhất ở một trường đại học dành cho nữ sinh tại Chennai – than thở: “Em nhịn vệ sinh ở trường. Nhà vệ sinh rất hôi hám. Em uống khoảng 1 lít nước cho 5 tiếng học ở trường. Tan lớp, em sẽ lao về nhà nhanh nhất có thể để “giải quyết” nhu cầu. Vì nhà gần trường nên em không thấy bất tiện”. Tuy nhiên, những sinh viên nhà xa trường thì không có lựa chọn nào tốt đẹp. S Kumari – sinh viên năm thứ hai đại học – nói: ”Em phải sử dụng nhà vệ sinh ở trường bởi nhà cách trường tới hai tiếng chạy xe. Đây là điều bất đắc dĩ bởi nhà vệ sinh vừa đông, vừa bẩn. Em rất lo ngại nhiễm vi khuẩn, mầm bệnh từ bồn cầu”.

Ba mẹ ơi, con phải nhịn! ảnh 1

Đây không phải là những trường hợp cá biệt ở Ấn Độ. Tờ The Times of India từng phản ánh câu chuyện 3.000 học sinh, đặc biệt là các bé gái, đang theo học tại khoảng 500 ngôi trường ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, phải nhịn uống nước vì không có nhà vệ sinh. Ở bang Chandigah, nhiều trường học có xây nhà vệ sinh song lại không thiết kế cửa, nhà vệ sinh nam không có bồn tiểu.

Em nhịn vệ sinh ở trường. Nhà vệ sinh rất dơ dáy, hôi hám. Em uống khoảng 1 lít nước cho 5 tiếng học ở trường. Tan lớp, em sẽ lao về nhà nhanh nhất có thể để “giải quyết” nhu cầu. Vì nhà gần trường nên em không thấy bất tiện. A Rekha – Sinh viên năm thứ nhất

Tại trường tiểu học làng Ntshingeni ở tỉnh Đông Cape, Nam Phi, nhà vệ sinh thậm chí xập xệ tới mức hơn 250 học sinh phải sử dụng cánh đồng như “giải pháp thay thế”, trong khi các giáo viên đi vệ sinh nhờ ở… làng bên cạnh. Việc các bé gái một mình ra đồng đã trở thành “con mồi” cho một số “yêu râu xanh” quấy rối. Phumla Sitetho – một phụ huynh – bức xúc: “Các cháu của tôi buộc phải sử dụng nhà vệ sinh có từ thời ông cha chúng”. Malixole Dliso – giáo viên trường làng Ntshingeni – thừa nhận: “Nhà vệ sinh cũ nát lợp kẽm được xây từ những năm 80 của thế kỷ trước. Nó nằm cách xa lớp học, các bệ xí bị vỡ và có duy nhất miếng bê-tông để ngồi”.  Năm 2014, bé trai Nam Phi Michael Komape - 5 tuổi - ở làng Mbizana, Đông Cape đã thiệt mạng vì rơi xuống dưới nhà vệ sinh của trường.

Ngoài Nam Phi, Ghana cũng là một trong những quốc gia châu Phi được dự báo sẽ có mức tăng trưởng thịnh vượng cao nhất trong 10 năm tới. Thế nhưng vấn đề vệ sinh học đường vẫn rất đáng báo động. Khảo sát của Dịch vụ Giáo dục Ghana năm 2017 cho thấy hơn 7.400 trường học (chiếm 35%) trên tổng số 21.438 trường học công ở Ghana không có nhà vệ sinh. Điều đó có nghĩa là hàng triệu học sinh phải đi vệ sinh trong các…bụi cây gần trường, một số học sinh quá bé nên đành ị đùn.

Theo báo cáo năm 2018 về “Nước uống và vệ sinh tại các trường học toàn cầu” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), có tới gần một nửa trường học trên thế giới đối mặt với tình trạng không có khu nhà vệ sinh riêng, thiếu nước sạch hoặc trang thiết bị vệ sinh đạt chuẩn, ảnh hưởng tới khoảng 900 triệu trẻ em. Báo cáo nêu rõ, gần 1/3 trường tiểu học và trung học cơ sở thiếu nguồn cung cấp nước uống an toàn, ảnh hưởng đến gần 570 triệu trẻ em. Gần 20% trường học không hề có nước uống an toàn. Hơn 1/3 trường học thiếu nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến hơn 620 triệu trẻ em. Gần 1/5 trường tiểu học và 1/8 trường trung học cơ sở được coi là không có hệ thống vệ sinh. Gần một nửa trường học thiếu bồn rửa tay thích hợp, trong khi đây là điều kiện cần thiết giúp ngăn ngừa lây lan các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng, giun sán, đau mắt hột... Châu Phi Hạ Sahara, Đông Á và Đông Nam Á là những nơi có cơ sở vệ sinh học đường tệ nhất thế giới.

Ba mẹ ơi, con phải nhịn! ảnh 2

Tiến sĩ Rick Johnston của WHO cho rằng không thể có môi trường học tập chất lượng nếu thiếu những thứ cơ bản như nhà vệ sinh, thậm chí vì điều này, trẻ có thể không đến trường nữa. Nghiên cứu của WaterAid và UNICEF đầu năm 2018 cho thấy thực tế hơn 1/3 nữ sinh ở Nam Á không đến trường trong kỳ kinh nguyệt do không có nhà vệ sinh. Các bác sỹ cảnh bảo rằng việc nhịn đi vệ sinh có thể gây ra các vấn đề cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của học sinh, nhất là với các nữ sinh. Việc phải hạn chế đi vệ sinh có thể gây ra sự lo lắng, stress ở học sinh, từ đó khiến học sinh mất khả năng tập trung vào việc học cũng như hoạt động thể chất. Việc nhịn tiểu tiện, đại tiện quá lâu và hạn chế uống nước ở trường học có thể để gây ra các bệnh như: UTI, sỏi thận, suy thận, viêm bàng quan kẽ, táo bón…

2. Nếu giáo dục là chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi đói nghèo thì việc tiếp cận nước sạch và vệ sinh học đường có thể được coi là chìa khóa giúp trẻ thụ hưởng tối đa nền giáo dục theo một cách an toàn. Báo cáo năm 2018 về “Nước uống và vệ sinh tại các trường học toàn cầu” của WHO và UNICEF còn chỉ rõ việc duy trì  thói quen vệ sinh sạch sẽ ở trường học có thể giúp thúc đẩy những hành vi tích cực trong lối sống của thanh thiếu niên ở gia đình cũng như cộng đồng.

Năm 2014, Ấn Độ đã phát động chiến dịch quốc gia mang tên “Swachh Bharat – Swachh Bharat” (Ấn Độ sạch – trường học sạch) với mục tiêu chính là đảm bảo mọi trường học ở quốc gia này có nguồn nước uống và các thiết bị vệ sinh sạch. Đến nay, các công ty Ấn Độ đã xây được hơn 20.000 nhà vệ sinh hợp vệ sinh, có khu vệ sinh nam, nữ riêng, được trang bị đầy đủ các thiết bị như: bồn cầu, bổn tiểu, bồn rửa tay với xà phòng, nước sạch… tại các trường học công ở khắp đất nước.  Tại Nhật Bản – nơi có hệ thống nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ và tiện nghi nhất thế giới, học sinh tiểu học được giáo dục việc dọn vệ sinh trường học, trong đó có cả việc dọn nhà vệ sinh. Trong một học kỳ, nhà trường sẽ tổ chức một buổi tổng vệ sinh, giáo viên cũng sẽ tham gia lau chùi bàn ghế, dọn dẹp toilet cùng các em học sinh nhằm giáo dục các em rằng cọ rửa nhà vệ sinh không phải là một công việc thấp hèn và không phải là công việc của riêng bất kỳ cá nhân nào. Người Nhật cho rằng, nếu bản thân phải dọn dẹp thường xuyên, chúng ta sẽ không còn muốn xả giấy bữa bãi, làm bẩn nhà vệ sinh nữa. Trong những năm gần đây, nhiều vùng ở Nhật Bản đã nỗ lực cải tạo nhà vệ sinh ở trường học trở thành một nơi thú vị. Năm 2014, trường Tiểu học Kiriharahigashi ở Omihachiman, tỉnh Shiga đã chuyển đổi phần lớn nhà vệ sinh kiểu Nhật thành những phòng đạt tiêu chuẩn phương Tây với chức năng giặt là. Các nhà vệ sinh cũng được trang trí theo chủ đề khác nhau theo từng cấp, từ vũ trụ cho tới rừng già, và được sơn màu trắng. Trường Trung học cơ sở (THCS) Đông Hachiman lắp đặt băng ghế gần lối vào nhà vệ sinh để học sinh để đồ lên. Bên cạnh đó, các nhà vệ sinh còn được lát gạch trắng, có cửa gỗ ở mỗi gian, mang lại cảm giác sạch sẽ và ấm áp; giữa mỗi phòng vệ sinh có một cái bàn để học sinh có thể tụ tập trò chuyện. Trường tiểu học Koyo ở thành phố Toyama cũng lắp đặt các băng ghế, nhiều bể cá và chậu hoa gần lối vào nhà vệ sinh.

Tại một số nước như New Zealand, ngày càng nhiều phụ huynh quan tâm dạy cho con cái các kỹ năng sống “mềm” trước tuổi đi học, trong đó có việc biết cách sử dụng và xây dựng ý thức sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ. Một số cách giữ gìn nhà vệ sinh trường học sạch sẽ gồm: giáo dục học sinh về các hành vi hợp vệ sinh như: không bỏ quá nhiều giấy vệ sinh vào bồn cầu, rửa tay đúng cách; đảm bảo nhà vệ sinh có xà phòng; giảm sử dụng nước; sử dụng máy sấy khô tay; lắp máy lọc không khí, khử mùi; lắp quạt hoặc cửa sổ; lau dọn nhà vệ sinh đều đặn… Ở Anh, trường ĐH Sheffield từ năm 2016 đã phải đặt những tấm biển minh họa hướng dẫn sinh viên đi vệ sinh ở trong các toilet của trường. Theo Daily Mail, những tấm biển được coi là lạ lùng này được đặt nhiều nơi trong các nhà vệ sinh tại trường, hướng dẫn chi tiết cách sử dụng nhà vệ sinh bằng hình ảnh. Một trong số tấm biển đó hướng dẫn sinh viên cách ngồi bồn toilet đúng cách thay vì ngồi xổm, đặt hai chân lên bồn.

Ghana cũng là một trong những quốc gia châu Phi được dự báo sẽ có mức tăng trưởng thịnh vượng cao nhất trong 10 năm tới. Thế nhưng vấn đề vệ sinh học đường vẫn rất đáng báo động. Khảo sát của Dịch vụ Giáo dục Ghana năm 2017 cho thấy hơn 7.400 trường học (chiếm 35%) trên tổng số 21.438 trường học công ở Ghana không có nhà vệ sinh. Điều đó có nghĩa là hàng triệu học sinh phải đi vệ sinh trong các…bụi cây gần trường, một số học sinh quá bé nên đành ị đùn.

Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.