“Bác Lâm” trong thơ Lưu Quang Vũ là ai?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhà thơ, đạo diễn, NSND Đào Trọng Khánh vừa qua đời tại Hải Phòng, nhiều bài báo nhắc lại bài thơ nổi tiếng “Đêm đông chí uống rượu với bác Lâm, bác Khánh, nói về những cuộc chia tay thời loạn” của Lưu Quang Vũ. “Bác Khánh” là NSND Đào Trọng Khánh, vậy “bác Lâm” trong bài thơ này là ai?

“Đêm đông chí uống rượu với bác Lâm, bác Khánh, nói về những cuộc chia tay thời loạn”, có đoạn: “Thương nhà thương nước thương cho bạn?/ Không khóc mà sao cổ nghẹn ngào/ Ba đứa da vàng ngồi uống rượu/ Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu/ Chúng mình không có bom nguyên tử/ Chỉ có thuốc lào hút với nhau…”.

“Bác Lâm” trong thơ Lưu Quang Vũ là ai? ảnh 1
Thi sĩ Nguyễn Lâm (ảnh: Lý Đợi)

“Bác Lâm” có tên khai sinh là Nguyễn Đình Lâm, sinh 10/8/1943 tại Hà Nội và mất năm 2005 tại TP.HCM sau sinh nhật của ông 2 hôm trong một ngày trời mưa gió dầm dề ở căn nhà gần ngã tư Hàng Xanh, quận Bình Thạnh. Khi đó “bác Lâm” sống một mình, nên ngày hôm sau người thân mới biết ông đã ra đi. Bạn bè văn nghệ hay gọi ông là Lâm Rùa, Lâm Râu hay Lâm Man, còn ông dùng bút danh chính là Nguyễn Lâm dù thơ ông rất ít khi đăng báo.

Vào năm 2008, nhà văn Nguyễn Khắc Phục đã thu thập bản thảo của Nguyễn Lâm, biên tập và đặt tên tập thơ là “Kịch đời” cho ông, gồm 3 phần: Lều cỏ; Vách sương; Đường gió với mỗi phần 36 bài, mỗi bài được đặt tựa bằng hai từ. Tập thơ này đã được NXB Sân khấu cấp phép ấn hành, hình bìa chân dung Nguyễn Lâm do danh họa Bùi Xuân Phái vẽ và phụ bản chân dung Nguyễn Lâm do cố họa sĩ Việt Hải vẽ.

Những năm cuối đời của Lâm Râu, các nhà thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khắc Phục... đã đi xin phép ít nhất hai NXB nhưng đều bị từ chối in thơ Lâm Man. Thơ Nguyễn Lâm có gì mà khó khăn trong xuất bản đến vậy? Cái khó đầu tiên là thơ ông ít công bố, Lâm Râu chỉ viết để đọc cho bạn bè nghe chứ không cần sự chia sẻ của số đông vì ông biết ít người hiểu được.

Nhận xét về thơ Nguyễn Lâm, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết vào ngày 4/9/2005: “Thơ Lâm nói về dòng sông mà chỉ hướng sự quan tâm đến mấy con vờ trên mặt nước, đến những cánh bèo, chứ không hề quan tâm đến dòng chảy... Thơ Lâm nói về cánh rừng mà không nói gì đến đinh, lim, sến, táu mà quan tâm rất nhiều đến cỏ, đến những con vật xinh xắn nhưng quá bé bỏng sống khuất lấp trong cây. Thơ Lâm nhiều quán cóc mà ít nhà hàng. Thơ Lâm có nhiều cuộc đời nhưng rất ít cuộc đời đặc biệt... Thơ Lâm được sáng tác chủ yếu ở trạng thái nhắm mắt (nội quan), dù trong thơ vô vàn chi tiết thu được từ sự quan sát...”.

Còn nhà văn Nguyễn Khắc Phục đánh giá thơ Nguyễn Lâm như một dạng đồng dao nhưng hiện ra: “... lổng chổng, câu cú chữ nghĩa chủng chẳng, rời rã. Cấu tứ xiêu vẹo, lệch đổ. Giọng điệu lắm lúc giả ngô giả ngọng. Lại có khi đột ngột ngắt câu, chuyển ý tùy tiện, mê hoảng... Có người nói đọc thơ Lâm Man nghe như có tiếng nấc ở trong, mà là nấc cụt”.

Theo nhà văn Nguyễn Khắc Phục, muốn đồng cảm được với thơ Nguyễn Lâm thì phải đọc chậm lại, ít nhất cũng chậm bằng tốc độ đi bộ của thi sĩ Lâm Rùa. Thế nhưng chúng ta đang sống trong thời buổi chụp giật, vội vàng này thì làm gì có thời gian để gặm nhấm thơ thẩn, nhất là với kiểu thơ Nguyễn Lâm?!

“Bác Lâm” trong thơ Lưu Quang Vũ là ai? ảnh 2

Tập thơ Kịch đời của Nguyễn Lâm được nhà văn Nguyễn Khắc Phục tập hợp bản thảo xuất bản năm 2008

Thơ Nguyễn Lâm

Tha hương

kẻ không nhà

đáo chốn lao xao

tìm chân mi tên mùa

mềm dáng

dung dăng nhịp về

cười như mưa

vai trần tầm tã

ngón tay bủa dài

chân dài thả cặp

trăng nhom tét má

ngâu cơn đợi

từng nhịp vai van vỉ

não vòng tay

gió vênh trong tóc

men xanh không định số

mấy chìm cho qua

trong như đục ửng môi

mưa trong mắt

trong veo ly sóng

vo dung nhan

mắt trong lá

và lá

và mưa

Sinh thời “bác Lâm” sống thế nào mà được các bậc tài danh trong làng văn nghệ yêu quý như vậy? Những năm còn chiến tranh, căn gác nhỏ của Nguyễn Lâm trên phố Triệu Việt Vương – Hà Nội là nơi sinh hoạt văn nghệ của những tài danh sau này: Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Chu, Nguyễn Khắc Phục, Phạm Tiến Duật, NSND Trọng Khôi, Lâm Quang Ngọc, Vũ Ân Thi, Doãn Châu, Hoàng Hưng, Vương Trí Nhàn, Nghiêm Đa Văn, Đào Trọng Khánh... Và trong ngôi nhà của mình, Nguyễn Lâm trở thành “mạnh thường quân” của giới văn nghệ trẻ lúc đó. Nguyễn Lâm làm “mạnh thường quân” cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, ông chẳng những lo lắng về vật chất mà còn “chịu đựng” cả những vui buồn từ bè bạn mang đến. Nói đúng hơn, Lâm Man bị văn chương “hành” đến suốt cuộc đời.

Nguyễn Lâm đang học ĐH Bách khoa Hà Nội thì bỏ nửa chừng để làm công nhân nhà máy dệt 8/3. Ông bỏ học như thế vì thần tượng lớn nhất của ông là nhà văn Macxim Gocki, với tác phẩm gối đầu giường “Trường đại học của tôi”. Những đồng lương công nhân có được cũng như nhuận bút các bài báo dịch, Nguyễn Lâm đều dành cho bè bạn. Ông cũng là tấm gương tự học không ngừng, thời ấy, Nguyễn Lâm đã tự học tiếng Nga, Pháp để dịch báo và sách văn học. Có thể nói, trong lứa bạn bè kể trên của Nguyễn Lâm, thì họ biết được những tác giả như Lorca, Whitman... là nhờ ông. Nguyễn Lâm làm một nhịp trong chiếc cầu nối tri thức nước ngoài với bạn bè cầm bút tại Hà Nội một thời.

Lưu Quang Vũ và Nguyễn Lâm có lẽ là hai người bạn thân thiết nhất của nhau lúc ấy. Trong “Cây bút đời người” (NXB Trẻ 2002), nhà phê bình Vương Trí Nhàn viết về Lưu Quang Vũ: “Những lúc vui, Vũ đi những đâu đâu, khi buồn quá, lại trở về với Lâm. Lâm có thể nghe Vũ kể đủ chuyện, có thể nghe Vũ chửi bới kêu than, lại có thể lặng đi chờ đợi khi Vũ đờ đẫn không nói gì... Bao nhiêu ngang ngược của Vũ, Lâm chịu được hết. Trong những năm tháng tả tơi của Vũ, Lâm là hiện thân của sự chứa chấp thông cảm mà Vũ khao khát, nhưng lại thường tự đánh mất”.

Bạn bè của Nguyễn Lâm cho rằng sự thăng hoa trong sáng tạo của Lưu Quang Vũ hay của chính họ, không thể thiếu vắng hình bóng của Nguyễn Lâm. Sau ngày đất nước thống nhất, Nguyễn Lâm vào TP.HCM làm ở Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi các báo Sân khấu, Thể thao TP.HCM... và mưu sinh bằng nghề dịch thuật. Trong căn nhà bừa bộn sách, báo của ông gần ngã tư Hàng Xanh luôn hiện diện sự hiếu khách, thương bạn văn nghệ và tinh thần phóng khoáng dù lúc này ông khá nghèo so với chúng bạn cùng thời; mà xưa nay chỉ kiếm sống bằng nghề viết văn, viết báo thì có mấy người xông xênh về tiền bạc?!

Thơ Nguyễn Lâm


trần nữ

tóc ướt vành trăng

mưa xanh vòm sóng

trưa tàn mũ đen

mím cười áo trắng

mắt chớp một phương

người đi sương vàng

thửa nào búp vắng

lá biếc hoa giăng


Lúng liếng

ai đem người ngọc

trèo lên quán dốc

tựa gốc cây đa

thu đông xuân hạ

vào ra lẫn bóng hoàng hôn

lới lơ

lơ lới

bên nay bỏ gối

đốt sạch lá đời

cho ta thành nắng

lung liêng

lúng liếng má em

Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.