Bài học đặc biệt từ việc tự vệ sinh lớp học của trẻ em Nhật

Đối với trẻ em Nhật, việc lau dọn trường lớp sau giờ học là một niềm vui. Đây cũng là một bài học kĩ năng sống đặc biệt mà trẻ em Nhật được học từ khi còn nhỏ.
Bài học đặc biệt từ việc tự vệ sinh lớp học của trẻ em Nhật

Đối với người Nhật, tất cả nhân cách, kĩ năng của một con người đều phải được rèn giũa ngay từ những thói quen nhỏ nhất. Ngay cả việc tự dọn dẹp trường lớp sau giờ học cũng chính là một bài học kĩ năng sống quan trọng đã trở thành truyền thống trong các trường mầm non ở Nhật Bản.

Ở Nhật, các trường học có rất ít có lao công vì phần lớn công việc dọn dẹp do chính học sinh trong trường đảm nhận. Hầu hết tất cả các trường cấp 2 và cấp 3, thậm chí là mầm non đều dành ra một khoảng thời gian gọi là “soji no jikan”- giờ dọn dẹp.

Bài học đặc biệt từ việc tự vệ sinh lớp học của trẻ em Nhật ảnh 1

Thông thường, đó sẽ là 20 phút sau giờ ăn trưa. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, khi “nhạc vệ sinh” (soji’s song) bắt đầu vang lên, học sinh sẽ cất hết sách vở và thay vào đó là những chiếc chổi, hót rác và giẻ lau.

Từng nhóm khoảng 3-6 người thu gọn bàn ghế, quét lớp, hót rác, lau sàn bằng giẻ, lau cửa sổ, cửa đi và sẽ chịu trách nhiệm một khu vực dưới sự quản lí của nhóm trưởng và giáo viên.

Không chỉ vệ sinh lớp học, các em cũng phải làm vệ sinh các khu vực khác trong trường học như sân chơi, phòng nghe nhìn, phòng thể thao, phòng giáo viên, hội trường…

Bài học đặc biệt từ việc tự vệ sinh lớp học của trẻ em Nhật ảnh 2

Hết giờ vệ sinh, các em sẽ đứng thành hàng và nhận xét về công việc của nhau trong ngày hôm đó. Rồi tất cả sẽ đồng thanh nói “cảm ơn” như một cách ghi nhận công sức của mọi người. Việc này diễn ra đều đặn và trở thành một phần cơ bản của việc sinh hoạt ở trường hàng ngày. Thậm chí, có trường còn cho học sinh nhặt rác ở những khu dân cư xung quanh trường học.

Dù đó là công việc hàng ngày, nhưng trẻ em Nhật luôn hào hứng và hoàn thành một cách tỉ mỉ và cẩn thận.

Điều đó có nghĩa rằng không chỉ dừng lại ở việc quét nhà hay lau cửa, mà trẻ thật sự có ý thức về công việc của mình, từ đó trở nên tự giác và có trách nhiệm hơn. Đó sẽ là những đức tính cần thiết để trẻ bước vào đời, và trẻ đã được tích lũy những kĩ năng đó từng bước từng bước một ngay từ lúc nhỏ.

Người Nhật rất coi trọng việc xây dựng nhân cách tốt đẹp ngay từ bé. Trẻ sẽ được giáo dục cách tôn trọng môi trường xung quanh, tôn trọng không gian công cộng của mọi người. Trẻ sẽ hiểu rằng tốt nhất là không nên vứt rác hay bày bừa khi biết công việc dọn dẹp vất vả ra sao.

Trong quá trình lao động, giáo viên sẽ tổ chức cho các học sinh lớp trên hướng dẫn và giúp đỡ cho các em nhỏ hơn. Họ tin rằng trẻ sẽ có thể học cách giao tiếp, cách làm việc trong một tập thể. Các anh chị lớn học cách dìu dắt các em nhỏ, còn các em nhỏ có một hình mẫu để noi theo. Ngoài ra, đây cũng là cách giáo viên muốn tăng cường mối quan hệ giữa các em học sinh, vì ở Nhật số học sinh là con một khá lớn.

Bài học đặc biệt từ việc tự vệ sinh lớp học của trẻ em Nhật ảnh 3

Các thầy cô, thậm chí cả hiệu trưởng, ngoài việc giám sát công việc của học sinh cũng trực tiếp bắt tay cùng dọn vệ sinh trường lớp với học sinh. Nhờ ý thức giữ gìn vệ sinh rất tốt của học sinh như luôn chú ý bỏ rác đúng nơi quy định nên các trường học ở Nhật đều rất sạch.

"Bài học thêm" không chỉ giúp học sinh Nhật rèn luyện thể chất mà còn giúp các em hình thành thói quen bảo vệ và tôn trọng môi trường, không gian công cộng xung quanh mình, phát huy tinh thần làm việc nhóm. Chăm sóc trường lớp sẽ giúp các em yêu trường hơn.

Có lẽ vì thế, đất nước hoa anh đào luôn khiến cả thế giới phải nể phục bởi tinh thần đoàn kết và độc lập và "bài học" đặc biệt về kỹ năng sống này là một minh chứng cho tinh thần giáo dục rất Nhật Bản.

Nha Trang

Bình luận
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.
Điều trị ca mắc sốt rét tại cơ sở y tế.
Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai
(Ngày Nay) - Hiện các ca sốt rét ngoại lai đang chiếm tỷ lệ khá cao trong số ca mắc, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bảo vệ thành quả phòng chống sốt rét.
Google thắng lớn nhờ đầu tư cho AI
Google thắng lớn nhờ đầu tư cho AI
(Ngày Nay) - Alphabet, công ty mẹ của Google, đã lên tiếng trấn an rằng những khoản đầu tư vào công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của họ đang mang lại lợi nhuận cho mảng kinh doanh quảng cáo cốt lõi.
Ảnh minh họa
Báo cáo quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch
(Ngày Nay) - Lần đầu tiên, Việt Nam công bố Báo cáo quốc gia toàn diện về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021–2024, thể hiện bước tiến mạnh mẽ trong hiện đại hóa dữ liệu dân số, lấy người dân làm trung tâm và phục vụ hiệu quả công tác quản lý, hoạch định chính sách.