Bài học rút ra sau bài toán cân tiền gây tranh cãi của học sinh tiểu học Singapore

Câu hỏi “8 đồng xu 1 đô Sing nặng bao nhiêu?" đã làm cho nhiều phụ huynh cảm thấy bối rối và họ cho rằng nó không liên quan đến chủ đề toán học.
Bài học rút ra sau bài toán cân tiền gây tranh cãi của học sinh tiểu học Singapore
Bài học rút ra sau bài toán cân tiền gây tranh cãi của học sinh tiểu học Singapore - anh 1

Thử kiểm tra trọng lượng 8 đồng xu bằng cân điện tử (Ảnh: Shin Min Daily News)

Câu hỏi: "Cân nặng của 8 đồng xu 1 đô la Singapore là bao nhiêu? Học sinh phải chọn một trong 4 phương án: 6g, 60g, 600g hoặc 6kg."

Đây là một câu hỏi trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học môn Toán PSLE - tại Singapore, được tổ chức vào ngày 2/10 vừa qua, được một người dùng đăng tải trên trang Facebook của Bộ Giáo dục Singapore.

Câu hỏi này được cho là không liên quan tới Toán học và đã làm một số phụ huynh cảm thấy bối rối, thậm chí là thất vọng. Sau khi được đăng tải lên Facebook, câu hỏi này đã tạo ra rất nhiều cuộc tranh luận giữa các phụ huynh.

Nhiều phụ huynh cho rằng câu hỏi mang tính đánh đố hơn là kiểm tra kiến thức bởi đề bài không cho biết mỗi đồng xu nặng bao nhiêu khiến các em học sinh khó mà có thể chọn được phương án đúng.

“Chúng ta đang có một kỳ thi để kiểm tra IQ hay là một kỳ thi toán đây?”, “Thật khó để con cái chúng ta có thể trả lời câu hỏi này. Chúng chỉ có thể đoán mò chứ không hề có cơ sở nào”... những bình luận tới tấp của các phụ huynh khi bài toán được đăng tải trên diễn đàn.

"Rất nhiều học sinh đã chọn phương án 600g vì chúng nghĩ đến cảnh túi quần nặng trĩu xuống mỗi khi để tiền xu trong đó. Một số khác thì nghĩ rằng 8 đồng xu này sẽ nặng gần bằng 1 chai nước khoáng 500ml”, một phụ huynh khác chia sẻ.

Tuy nhiên, cô Ann Tan, giáo viên chuyên dạy gia sư cho rằng, câu hỏi như vậy không phải là hiếm trong các kỳ thi bậc tiểu học ở Singapore: “Câu hỏi đó phù hợp với các giáo trình ở bậc tiểu học. Các em học sinh đã được dạy làm thế nào để ước tính trọng lượng của các đồ vật xung quanh, ví dụ như một quả dưa hấu chẳng hạn”.

Cô cũng cho biết, một số giáo viên thậm chí còn đưa học sinh tới các siêu thị, nơi họ có thể kiểm tra trọng lượng của một số mặt hàng phổ biến.

Đồng quan điểm với cô Ann Tan, một giáo viên khác cho rằng, nhiều học sinh đã không thể trả lời được câu hỏi tương tự như vậy mặc dù chúng đã xuất hiện nhiều lần trong các kỳ kiểm tra PSLE trước đây.

“Một số cha mẹ muốn con cái mình chỉ việc đến lớp, nộp học phí và làm bài tập về nhà đầy đủ... Họ thậm chí còn không cho phép con cái được tự mua đồ dùng hàng ngày. Nhưng toán học liên quan đến tất cả những gì xung quanh chúng ta và trẻ em nên được tạo điều kiện để học hỏi từ thực tiễn đời sống”, vị giáo viên này lý giải.

Bình luận này đã nhận được rất nhiều sự đồng tình từ các phụ huynh. “Kết luận rút ra từ bài toán này là con cái chúng ta cần phải làm việc nhà nhiều hơn để chúng có thể tiếp thu kiến ​​thức cơ bản về cuộc sống”, một phụ huynh viết.

Còn về việc tìm ra đáp án đúng của bài toán, người ta đã cân 8 đồng xu và thu được trọng lượng là 61g.

Xem thêm:

- Đáp án bất ngờ của câu đố hại não khiến 80% người xem thất bại

- Câu đố hóc búa của Einstein chỉ 2% dân số giải được

Tuấn Minh (t/h)

Theo thước đo của Liên hợp quốc, các quốc gia có hơn 7% dân số từ 65 tuổi trở lên được coi là xã hội già hóa, trên 14% là “xã hội già,” trong khi trên 20% là “xã hội siêu già." Nguồn: The Korea Times
Hàn Quốc chính thức trở thành xã hội "siêu già"
(Ngày Nay) - Tính đến ngày 23/12, Hàn Quốc có 10,24 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 20% tổng dân số 51,22 triệu người của cả nước, chính thức trở thành xã hội "siêu già theo thước đo của Liên hợp quốc.
Tiết mục xiếc thú vui nhộn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía các bạn nhỏ (Ảnh: Vân Hương).
Xiếc Việt nỗ lực chuyển mình trong kỷ nguyên mới
(Ngày Nay) - Những năm gần đây, nghệ thuật xiếc Việt Nam đã mạnh dạn sáng tạo và tìm tòi những cách thức độc đáo để “làm mới”. Loại hình nghệ thuật này đang dần khẳng định sức hút riêng và trở thành điểm sáng trong bức tranh nghệ thuật nước nhà.