Ban phụ huynh và nỗi niềm 'không có miếng lại còn mang tiếng'

Sau khi trẻ đã đi học ổn định, như… thường lệ, phụ huynh tiếp tục chờ đến buổi họp phụ huynh đầu năm, với tâm thế “để xem phải đóng bao nhiêu tiền”.

Trong số những loại tiền phải đóng, có một khoản thường hay khiến phụ huynh nhìn nhau, phụ huynh lớp này nhìn sang lớp kia, phụ huynh trường này nhìn sang trường kia… là quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh (gọi tắt là Ban phụ huynh).

Phụ huynh lăn tăn tiền quỹ lớp

Chị Lê Thị Hoa (Thủ Đức, TP.HCM) cho biết những năm qua tiền hội phụ huynh của hai con mà chị nộp thường là 500 nghìn đồng mỗi đứa trong một học kỳ. Cuối học kỳ, Ban đại diện có tổng kết những khoản thu – chi và thông báo cho phụ huynh.

“Đóng tiền thì đóng thôi, nhưng tôi thấy ngoài những khoản phải có thì cũng có những thứ không cần thiết. Với các con, ngoài phần thưởng học kỳ 1 cho cả lớp, thăm hỏi các bạn ốm nằm viện còn có liên hoan Noel, Trung thu, sinh nhật, quà Tết, liên hoan cuối học kỳ, đi dã ngoại, lì xì đầu năm… Rồi đến việc cả lớp được giải gì đó be bé ở trường cũng liên hoan” – chị Hoa liệt kê.

Ban phụ huynh và nỗi niềm 'không có miếng lại còn mang tiếng' ảnh 1

Đầu năm học, phụ huynh phập phồng chờ đóng quỹ lớp.

Chị Thanh Hương (quận Ba Đình, Hà Nội) thì kể “Khi con tôi vào lớp 1 đã thấy có sẵn điều hòa của lớp trước để lại. Vậy mà ban đầu vẫn, ban phụ huynh vẫn kêu gọi lắp điều hòa mới với lí do sợ điều hòa cũ không đủ mát cho các con. Nhiều phụ huynh phản đối quá, bảo rằng khi nào hỏng thì sửa, nên sau đó chuyện này mới cho qua”.

Một phụ huynh lại kể rằng trưởng ban phụ huynh lớp con chị hồi cấp 2 luôn liệt kê chi quà vào các dịp lễ tết là “hoa + phong bì” với mức từ 500 nghìn đồng - 2 triệu đồng/giáo viên. Mỗi khi quỹ bị hụt, Ban còn kêu gọi góp thêm. Thế nhưng, tới năm lớp 9 vừa rồi, các phụ huynh mới té ngửa ra là các khoản chi trên không hề có, chỉ do trưởng ban tự “sáng tác” trên giấy.

“Tuy nhiên, các phụ huynh phát hiện sự việc muộn, hết cấp học các con sang trường khác nên rồi cũng chẳng ai tìm mà đòi lại được số tiền quỹ “mất tích” bí ẩn kia”...

Chuẩn bị đi họp phụ huynh cho con mới vào lớp 1 tại một trường tiểu học ở Quận 1, TP.HCM, mấy nay chị Lan cũng khá lăn tăn.

“Hôm trước trên nhóm chát lớp con tôi, đã phong thanh thấy nhắc đến việc đóng góp mua máy chiếu, nghe đâu vài chục triệu đồng” – chị Lan nói.

Đã không có miếng, lại còn... mang tiếng

Trong khi đó, những người từng làm trong Ban phụ huynh lại có nỗi niềm riêng.

Chị Vũ Thùy Liên ở Hà Nội, có con đang học cấp 2, rất bất bình trước thắc mắc của một phụ huynh đưa lên mạng xã hội về thông tin tổng quỹ lớp của một trường công là 57 triệu đồng với một lớp có 38 học sinh: “Không tin nổi, họ đã làm gì với quỹ lớp này?”.

Ban phụ huynh và nỗi niềm 'không có miếng lại còn mang tiếng' ảnh 2

Những thành viên Ban phụ huynh của lớp phải có kế hoạch chi tiêu cho một năm học đưa ra thảo luận tại buổi họp phụ huynh.

“Nếu cứ nhìn vào một con số chung rồi phán xét nhiều - ít là quá phiến diện” – chị Liên nói.

Theo chị Liên, thường thì Ban phụ huynh của lớp cũng có kế hoạch chi tiêu cho một năm học, và họ sẽ phải đưa ra thảo luận tại buổi họp phụ huynh. Con số 57 triệu đồng/năm học cho lớp có sĩ số 38 học sinh, tương đương 1,5 triệu đồng/cháu /năm hoặc 750 nghìn đồng/cháu/học kỳ là không nhiều, không ít, bởi tuỳ thuộc vào kế hoạch chi tiêu của lớp đó như thế nào.

“Đơn cử, nếu lắp điều hoà (vì trường công thì không có điều hoà, hạng mục này được thực hiện theo chủ trương xã hội hóa), thì tiền lắp 2 cái đã chiếm gần 20 triệu.

Trong năm học, có rất nhiều các khoản chi mà Ban phụ huynh phải cân đối, và đa số các khoản này sẽ được phục vụ cho chính học sinh. Ví dụ như mỗi học kì đi dã ngoại 1 lần, hoặc cuối mỗi kì sẽ có khen thưởng, và phần thưởng được trích từ quỹ hội, chứ ở đâu ra nữa?”.

Vị phụ huynh này cũng tính một năm học chỉ tổ chức 2-3 kì họp phụ huynh vào các đợt đầu năm, cuối học kì 1, cuối học kì 2. Trong những buổi họp đó, thông thường cuối buổi Ban phụ huynh sẽ tặng hoa và có chút quà cảm ơn cô giáo chủ nhiệm đã vất vả trong một học kì.

Chị Liên khẳng định giáo viên không vì thế mà bỏ lơ trách nhiệm của người thầy, cũng không vì thế mà họ giàu thêm hay nghèo đi.

Ban phụ huynh và nỗi niềm 'không có miếng lại còn mang tiếng' ảnh 3

Cỗ trung thu do Ban phụ huynh ở một trường tiểu học bày biện.

Đồng ý kiến, chị Thanh Thảo (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tin rằng đại đa số phụ huynh không bao giờ "soi" xem Ban phụ huynh đã chi tiêu những gì, đưa ra đề nghị đóng bao nhiêu là sẽ nộp luôn. "Con tôi năm nay lên lớp 8, ở các lớp trước đây Ban phụ huynh đều làm việc rất tận tâm và rõ ràng, hoàn toàn vì các con. Tôi rất cảm ơn các bố mẹ trong Ban phụ huynh đã bỏ công sức, thời gian vì việc chung".

Là một người có thâm niên ở trong Ban phụ huynh đến 5 năm, khi con học tiểu học, anh Trọng Thủy (Hà Nội) nhìn nhận công việc của Ban phụ huynh "không có miếng gì đã đành mà lắm khi còn bị điều tiếng".

"Cũng có bố có mẹ phàn nàn khi chúng tôi thông báo về các hoạt động của các con, là sao cứ bày việc ra thế, nhưng họ không phải là số nhiều. Vì vậy, khi chúng tôi tổ chức sinh nhật, Trung thu, Noel cho các con, dù là hơi mất công nhưng thấy các con vui và biết được nguồn gốc ý nghĩa của các ngày lễ Tết thì đó cũng là sự động viên Ban phụ huynh rồi. Mình làm vì những cái chung, những điều tốt đẹp nên không vì một vài người có ý kiến mà nản".

Còn chị Nguyễn Thanh Hà (Quận 3, TP.HCM) nhận xét việc đóng quỹ lớp bao nhiêu hay tổ chức hoạt động trong năm như thế nào là theo trường, lớp và tùy thuộc vào mức sống, mặt bằng chung của khu vực đó.

“Ban phụ huynh cũng phải cân nhắc rồi mới đưa ra mức đóng góp. Tôi cho rằng nếu phụ huynh không đồng tình thì nên có ý kiến ngay, nếu vượt khả năng có thể đóng góp được thì góp ý với Ban phụ huynh. Mọi người không nên cứ lẳng lặng đóng ở lớp rồi đến khi về nhà lại kể lể trên mạng xã hội, mất hay đi”.

Theo Vietnamnet
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.