Bảo đảm thu ngân sách bền vững

Theo Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ đầu năm đến thời điểm 15-7-2019 ước tính đạt 777,7 nghìn tỷ đồng, bằng 55,1% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 620,5 nghìn tỷ đồng, bằng 52,9%. Trong cơ cấu thu nội địa, một số địa phương đã có chuyển biến TÍCH CỰC, tránh dựa vào số thu từ đất.
Người dân và doanh nghiệp làm thủ tục thuế tại Chi cục thuế quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Người dân và doanh nghiệp làm thủ tục thuế tại Chi cục thuế quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Giảm phụ thuộc số thu từ đất

Theo báo cáo kết quả thu NSNN của Cục Thuế TP Hà Nội, tính tới ngày 29-7, tổng số thu mà Hà Nội đã thực hiện ước đạt 145.244 tỷ đồng, tăng 9,1% so dự toán pháp lệnh, tăng hơn 13% so cùng kỳ năm 2018. Ðáng lưu ý là các chỉ tiêu thu cơ bản đều bảo đảm cả về tiến độ và mức tăng trưởng so cùng kỳ năm trước. Trong đó, số thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) đều tăng khá và có tính bền vững với mức tăng 21,7% so cùng kỳ, cao hơn mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2018 là 11,2%. Cụ thể hơn, số thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước thuộc Trung ương (DNNN) đạt gần 57% dự toán, tăng gần 24% so cùng kỳ; khu vực DNNN địa phương ước thực hiện 1.577,4 tỷ đồng, đạt 49,3% dự toán pháp lệnh, bằng 92,8% so với cùng kỳ. Số thu từ khu vực ngoài quốc doanh đạt 49,3% dự toán, tăng 18,3% so cùng kỳ. Trong khi đó, năm nay, Hà Nội có các khoản thu từ đất giảm mạnh với mức 52,3% so cùng kỳ, chủ yếu là giảm tiền sử dụng đất với mức giảm 59,5%.

Tại TP Hồ Chí Minh, số thu NSNN đạt 133.774 tỷ đồng, tuy tăng 2,22% so cùng kỳ nhưng chỉ đạt gần 47% dự toán. Trong đó, số thu nội địa trừ dầu chỉ đạt 121.825 tỷ đồng, bằng 44,74% dự toán năm, dù đã tăng 2,17% so cùng kỳ năm 2018. Cụ thể hơn, số thu từ hoạt động SXKD đạt 77.250 tỷ đồng, bằng 44,03% dự toán năm, tăng 8,48% so cùng kỳ. Trong đó, số thu từ khu vực kinh tế nhà nước là 11.746 tỷ đồng, dù đã tăng 2,87% nhưng vẫn chỉ đạt 39,28% dự toán năm. Ðây là khu vực có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong bốn khu vực kinh tế và cũng là khu vực duy nhất có số thuế thu nhập doanh nghiệp giảm so với cùng kỳ (giảm tới 14,53%).

Trong khi đó, khu vực DNNN địa phương lại đạt 3.789 tỷ đồng, bằng 43,11% so với dự toán năm, tăng 12,27% so cùng kỳ năm 2018. Ðây là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong bốn khu vực kinh tế nhưng chỉ chiếm 4,9% tổng thu của khu vực kinh tế. Số thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 30.942 tỷ đồng, đạt 40,47% dự toán năm, tăng 6,44% so với cùng kỳ năm 2018. Cục trưởng Thuế TP Hồ Chí Minh Trần Văn Tâm cho biết, cũng giống như Hà Nội, trong số khoản thu giảm so với cùng kỳ có khoản thu tiền sử dụng đất khi giảm tới 60,39%; thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước giảm 23,51%; thu lợi nhuận sau thuế giảm 58,09%.

Tập trung kiểm tra, thanh tra

Nhận xét về công tác thu NSNN của Cục Thuế Hà Nội, Trưởng ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân TP Hà Nội Hồ Vân Nga cho biết thêm, chỉ trong một tuần kể từ khi Cục Thuế Hà Nội báo cáo số ước thu với số thu chính thức hết tháng 6, số thu NSNN của Hà Nội đã tăng tới 0,3% so với dự toán năm, tương ứng 1.300 tỷ đồng. Số thu thêm này của ngành thuế Thủ đô có giá trị tương đương hơn 30% số thu cả năm của tỉnh Cao Bằng, đủ cho thấy vai trò, trách nhiệm thu NSNN của Thủ đô đối với toàn quốc. "Năm nay số thu từ đất thấp, nhưng tổng số thu vẫn bảo đảm, cùng với số thu từ công tác giải quyết số nợ hơn 90 ngày khá cao, cho thấy công tác thu từ thuế, phí là rất tốt, bảo đảm số thu bền vững", Trưởng ban Hồ Vân Nga nhận xét.

Trên mặt bằng chung, nhiệm vụ trọng tâm về thu ngân sách ngành tài chính được giao là dự toán thu 1.411,3 nghìn tỷ đồng; trong đó dự toán thu nội địa là 1.173,5 nghìn tỷ đồng; dự toán thu dầu thô 44,6 nghìn tỷ đồng; dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 189,2 nghìn tỷ đồng. Ðể thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan thuế, cơ quan hải quan các cấp từ trung ương đến cơ sở thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu NSNN, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, tăng cường chống thất thu. Do tích cực triển khai các hoạt động chống thất thu NSNN qua công tác thanh tra, kiểm tra ngay từ đầu năm, kết hợp với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và bộ tiêu chí đánh giá rủi ro, rà soát kỹ càng, tính đến hết ngày 29-7 vừa qua, riêng số thu xử lý qua thanh tra, kiểm tra đã đạt gần 24,5 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so cùng kỳ, trong đó tăng thu gần 6.900 tỷ đồng; giảm khấu trừ là 1.115 tỷ đồng; giảm lỗ là 16.400 tỷ đồng. Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là 4.500 tỷ đồng, đạt 65% số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra tăng gần 22% so cùng kỳ năm 2018.

Rõ ràng, tuy vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là số thu từ đất sụt giảm mạnh từ đầu năm tới nay, nhưng việc thực hiện dự toán thu NSNN đã bảo đảm theo đúng pháp luật thu và phù hợp với khả năng tăng trưởng kinh tế tại từng địa bàn. Khi làm tốt hơn nữa việc giám sát chặt chẽ kê khai, chuẩn hóa dữ liệu đăng ký thuế; tập trung kiểm tra, thanh tra; giảm tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu ngân sách, không để phát sinh nợ mới… thì số thu NSNN sẽ tăng tỷ lệ thu trực tiếp từ SXKD, giảm phụ thuộc vào các nguồn thu tiềm ẩn thiếu bền vững như thu từ sử dụng đất. Ðó là một trong những hướng đi đúng của ngành tài chính trong công tác thu NSNN hiện nay.

Theo Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến thời điểm 15-7-2019, trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 85,1 nghìn tỷ đồng, bằng 47,9% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô): 103,2 nghìn tỷ đồng, bằng 48,3%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước: 121,1 nghìn tỷ đồng, bằng 50,1%; thu thuế thu nhập cá nhân: 62,6 nghìn tỷ đồng, bằng 55,3%; thu thuế bảo vệ môi trường: 28,6 nghìn tỷ đồng, bằng 41,4%; thu tiền sử dụng đất: 61,4 nghìn tỷ đồng, bằng 68,2%.
Theo Nhân Dân
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.