Thanh tra Chính phủ gọi tên Ngân hàng VIB tại dự án “đất vàng” Phan Chu Trinh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Liên doanh giữa Ngân hàng VIB và Công ty cơ khí Ngô Gia Tự để xây dựng tòa nhà văn phòng thương mại, dịch vụ tại 16 - 18 Phan Chu Trinh là sai quy định.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, liên doanh giữa Ngân hàng VIB và Công ty cơ khí Ngô Gia Tự để xây dựng tòa nhà văn phòng thương mại, dịch vụ tại 16 – 18 Phan Chu Trinh là sai quy định. (Ảnh minh hoạ)
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, liên doanh giữa Ngân hàng VIB và Công ty cơ khí Ngô Gia Tự để xây dựng tòa nhà văn phòng thương mại, dịch vụ tại 16 – 18 Phan Chu Trinh là sai quy định. (Ảnh minh hoạ)

Theo đó, tại Kết luận Thanh tra số 419/KL-TTCP ngày 13/11/2024, Thanh tra Chính Phủ đã chỉ ra các sai phạm liên quan đến công tác liên danh, liên kết sử dụng đất của Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự.

Cụ thể, về văn bản số 273/BGTVT-KHĐT ngày 24/3/2004 của Bộ GTVT và Quyết định số 223/KHĐT ngày 29/3/2004 của TCTCN cho phép Công ty cơ khí Ngô Gia Tự sử dụng cơ sở nhà đất này hợp tác, liên doanh đầu tư với Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB) thành lập pháp nhân mới là không đúng với quy định về quyền và nghĩa vụ của người thuê đất trả tiền hàng năm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 111 Luật Đất đai năm 2003 (không có quyên được góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình găn liên với đất đê hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức như đối với giao đất có thu tiền sử dụng đất được quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật đất đai số 24-L/CTN ngày 14/7/1993 và điểm d khoản 2 Điều 110 Luật Đất đai năm 2003).

Bên cạnh đó, việc Công ty Cơ khi Ngô Gia Tự sử dụng tài sản nhà nước (bao gôm tài sản trên đất và giá trị lợi thế đất của cơ sở nhà đất tại 16 Phan Chu Trinh) để góp vốn với VIB theo Hợp đồng liên doanh đầu tư xây dựng ngày 19/8/2004 nhưng không thấm định giá là chưa thực hiện đúng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ.

Bộ GTVT có Văn bản số 8829/BGTVT-QLDN ngày 26/8/2013 và TCTCN có Văn bản số 757/TCT ngày 15/8/2013 (theo Văn bản đề nghị số 50/TCKT ngày 12/8/2013 của Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự) chấp thuận chủ trương để Công ty TNHH MTV Cơ khí Ngô Gia Tự chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty TNHH VIB-NGT khi chưa có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là không đúng quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ.

Ngoài việc Bộ GTVT, CTCTN chấp thuận chủ trương sai, liên doanh giữa VIB – NGT tiếp tục được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt nhiều quyết định có lợi để “tư nhân hóa” đất vàng nhà nước.

Theo đó, Quyết định số 1332/QĐ-UBND ngày 11/4/2008 của UBND TP Hà Nội thực hiện đông thời việc thu hôi đất của Công ty cơ khí Ngô Gia Tự và giao cho Công ty TNHH VIBANK-NGT sử dụng để thực hiện dự án đầu tư Tòa nhà văn phòng thương mại và dịch vụ VIBANK-NGT trong khi Công ty cơ khí Ngô Gia Tự chỉ được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm là chưa đúng theo quy định tại Điều 32 Luật Đất đại số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003.

Sau đó, Quyết định số 1875/QĐ-UB ngày 04/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội xác định đơn giá thu tiền sử dụng đất một lần cho cả thời gian thuê đất 50 năm theo phương pháp thặng dư nhưng các tài sản so sánh không có đặc điểm tương tự với tài sản thấm định; chưa dự kiến và tính đến xu hướng và mức độ biến động của giá thị trường để ước tính mức giá dự án cho phù hợp với thực tế; giá bán sử dụng trong doanh thu phát triển chỉ là giá cá biệt của tài sản so sánh mà không phải là giá bình quân là không đúng với điểm b khoản 4 Mục I Thông tư số 145/2007/TT-BTC mgày 06/12/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Như vậy, Thanh tra Chính phủ xác định việc cơ sở nhà đất tại 16-18 Phan Chu Trinh đã được Công ty cơ khí Ngô Gia Tự thực hiện góp vốn không đúng quy định; Bộ GTVT chấp thuận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần khi chưa có ý kiến của các bộ, ngành; UBND Thành phố Hà Nội thu hồi đất, giao đất, xác định tiền sử dụng đất chưa đúng theo quy định.

Kết luận Thanh tra đã yêu cầu UBND TP Hà Nội kiểm tra, rà soát đối với chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xác định giá trị quyền sử dụng đất để truy thu về ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật, phối hợp với Bộ GTVT kiểm tra, rà soát các thủ tục góp vốn liên doanh, liên kết, chuyển nhượng dự án 16 – 18 Phan Chu Trinh.

Được biết, tòa nhà 16-18 Phan Chu Trinh trong giai đoạn từ 2013 đến hết năm 2017 là trụ sở của VIB. Tuy nhiên, với công ty VIB-NGT, từ năm 2014, VIB đã chuyển nhượng cho đối tác Nhật Bản là Daibiru. Thương vụ này được đồn đoán có tổng giá trị lên tới 61 triệu USD.

Do đó, hiện tại tòa nhà này được đổi tên thành Cornerstone Building. Còn VIBANK-NGT đổi tên thành Công ty TNHH Daibiru CSB.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.