Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh

(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh

Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn đã được nhân dân ngàn đời lưu giữ. Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2018.

Tập quán thờ Tản Viên Sơn Thánh ở huyện Ba Vì hàm chứa nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội… Bên cạnh đó, tục thờ Tản Viên Sơn Thánh mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, hàm chứa giá trị giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"...

Đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh không chỉ nổi bật về khả năng lan tỏa, sức sống lâu bền, mà còn thể hiện tính thống nhất trong sự đa dạng văn hóa của cộng đồng các dân tộc cùng chung tín ngưỡng.

Cùng với nhiều nghi thức, tục thờ khác nhau, lễ tưởng niệm Ngày Thánh hóa (diễn ra ngày 6/11 Âm lịch) đã và đang được chính quyền và nhân dân Ba Vì nỗ lực khôi phục, bảo tồn với đầy đủ các nghi thức truyền thống lâu đời, nhằm phát huy hiệu quả nhất giá trị di sản trong đời sống đương đại.

Hằng năm lễ hội tại các di tích thờ Tản Viên Sơn Thánh thường diễn ra vào khoảng rằm tháng Giêng và lễ tưởng niệm ngày hóa của Đức Thánh Tản được thực hiện vào ngày mùng 6 tháng 11 âm lịch.

Theo UBND huyện Ba Vì, năm nay, Lễ dâng hương tưởng niệm Ngày hóa của Đức Thánh Tản được huyện Ba Vì tổ chức vào đúng ngày Thánh hóa, ngày mùng 06 tháng 11 âm lịch. Tại Lễ dâng hương, huyện Ba Vì cũng sẽ tổ chức Lễ đúc chuông đồng tại di tích đền Trung, xã Minh Quang.

Chuông đồng dự kiến đúc cao 2,15m, nặng 968 kg, chất liệu bằng đồng đỏ do các nghệ nhân thực hiện.

Việc đúc chuông đồng có ý nghĩa to lớn. Chuông đồng được coi là một bảo pháp không thể thiếu trong các đình, đền, chùa, là một khí cụ linh thiêng có sức lan tỏa rất lớn tới đời sống tâm linh.

Tiếng Chuông khai sáng tâm hồn, gợi mở ra tâm hồn thanh tịnh của mỗi người. Tiếng Chuông thôi thúc những điều tốt đẹp trong con người, hướng đến cái thiện, lòng vị tha. Hơn thế, tiếng chuông còn đưa bản thân mỗi người về cái "nhất tâm" làm những điều lành, điều thiện để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trong những năm qua, bằng những chủ trương đúng đắn, những việc làm thiết thực, được Thành phố quan tâm, huyện Ba Vì đã chỉ đạo tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa như: Thực hành tín ngưỡng di sản Văn hóa phi vật thể Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh, mở rộng vùng tổ chức lễ hội Tản viên Sơn Thánh, phối hợp với huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) tổ chức thành công lễ hội Tản Viên Sơn năm 2023.

Bên cạnh đó, tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, trong đó có cụm di tích đền Thượng - đền Trung- đền Hạ, tiếp tục được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị và xây dựng điểm đến thu hút du khách…

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.