Báo Mỹ: Nữ CEO Vinamilk và cuộc “cách mạng sữa” của Việt Nam

Báo kinh tế nổi tiếng nước Mỹ - CNBC nhận xét CEO Mai Kiều Liên và doanh nghiệp của mình đã thực hiện thành công cuộc cách mạng sữa thay đổi thói quen ăn uống của người Việt trong hơn hai thập kỷ qua.
Báo Mỹ: Nữ CEO Vinamilk và cuộc “cách mạng sữa” của Việt Nam

Cuộc cách mạng vanilla


CNBC nhận định, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người hàng năm tại Việt Nam tăng 36 lần trong vòng 25 năm qua. Cụ thể, lượng sữa tiêu thụ ở Việt Nam đã tăng từ 0,5 lít/người/năm từ năm 1990 lên 18 lít/người/năm tại thời điểm hiện nay. Sữa tươi dường như đã “thấm” vào chế độ ăn uống của người Việt Nam trong suốt thập kỷ vừa qua, tác giả nhấn mạnh. “Kỳ tích” này có đóng góp không nhỏ của Vinamilk - công ty có giá trị vốn hóa lớn thứ 2 tại Việt Nam.

Báo Mỹ: Nữ CEO Vinamilk và cuộc “cách mạng sữa” của Việt Nam ảnh 1
Sự quyết đoán của CEO Mai Kiều Liên đã biến Vinamilk từ DN nhỏ của Nhà nước thành tập đoàn hàng đầu Việt Nam và khu vực.

Tác giả Kaori Enjoji miêu tả mùi thơm vanilla lan tỏa khắp nhà máy sữa lớn nhất của Việt Nam tại Bình Dương, với công suất lên tới 400 triệu lít mỗi ngày. Giám đốc sản xuất của Vinamilk - bà Bùi Thị Thu Hoài chia sẻ, khẩu vị của người Việt ưa đồ ngọt, vì thế sản phẩm của Vinamilk nhanh chóng chiếm được chỗ đứng trong khẩu phần ăn của các gia đình. Thành công của Vinamilk gắn liền với Chủ tịch kiêm CEO Mai Kiều Liên.

"Margaret Thatcher của ngành sữa Việt"


CNBC đã gọi CEO Mai Kiều Liên là “Margaret Thatcher” nhưng bà Liên từ chối. Nhưng không một ai có thể phủ nhận rằng bà đích thực là một Margaret Thatcher trong ngành sữa. Những quyết định cứng rắn của bà không chỉ giúp xây dựng một tập đoàn Vinamilk mạnh như ngày hôm nay mà còn định hình cuộc chơi của thị trường sữa Việt với sự thay đổi tư duy và vào cuộc của hàng loạt doanh nghiệp sữa trong nước.


Gia nhập công ty 40 năm trước, bà Mai Kiều Liên đã đưa Vinamilk từ nhà máy sữa nhỏ thuộc sở hữu Nhà nước thành một công ty mạnh niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2006. Gần như mọi phân khúc trong hoạt động của Vinamilk đều có sự tham gia của nữ tướng ngành sữa. Thời kỳ hậu chiến tranh, bà cho biết công ty từng đối diện vô vàn khó khăn khi không đủ ngoại tệ mua nguyên liệu cần thiết duy trì hoạt động cho nhà máy. "Chúng tôi phải làm việc với các hãng xuất khẩu thủy hải sản để có ngoại tệ cần cho việc nhập nguyên liệu thô. Khi đó, nhà máy của chúng tôi chỉ hoạt động với công suất 4% mà thôi" - bà nhớ lại.


Đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới


Năm 2014, lợi nhuận trước thuế của Vinamilk đạt 359 triệu USD, nắm 51% thị phần sữa nước trong nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (CAGR) đạt 22% mỗi năm về doanh thu và lợi nhuận trong hơn 11 năm cổ phần hóa. Theo hãng nghiên cứu Nielsen, Vinamilk là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Đến nay, Vinamilk đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang 30 quốc gia trên toàn thế giới và tập trung vào các khu vực Trung Đông, châu Phi và Cuba.


Tuy nhiên, không chỉ đưa thương hiệu sữa Việt Nam đến với thị trường quốc tế, hình ảnh bà Mai Kiều Liên cũng nhiều lần được các trang báo uy tín nước ngoài vinh danh cũng như giành các giải thưởng quốc tế, góp phần đóng góp xây dựng hình tượng doanh nhân Việt Nam thành đạt, năng động; người phụ nữ Việt Nam thành công, mạnh mẽ. Hãng tin Bloomberg nhận định, chiến tranh đã "giúp" nữ CEO Việt thành công hơn nhờ những kỹ năng "việc nước, việc nhà vẹn toàn" được mài dũa trong suốt những năm tháng chiến tranh khi đàn ông ra trận hết.

Báo Mỹ: Nữ CEO Vinamilk và cuộc “cách mạng sữa” của Việt Nam ảnh 2
Bà Mai Kiều Liên và đại diện các cá nhân, tổ chức nhận giải thưởng Nikkei châu Á lần thứ 20.

Đây không phải lần đầu tiên trang báo thế giới vinh danh CEO Mai Kiều Liên. Bà là người phụ nữ Việt Nam duy nhất 4 lần liên tiếp lọt vào danh sách Nữ doanh nhân Quyền lực nhất châu Á do tạp chí Forbes bình chọn với lời ca ngợi: “Vị giám đốc điều hành năng động này đã biến Vinamilk trở thành một trong những doanh nghiệp chủ lực của nền kinh tế Việt Nam. Xây dựng Vinamilk không những trở thành một trong những thương hiệu của Việt Nam có lợi nhuận nhất mà còn được kính trọng trên khắp châu Á”.


Năm nay, bà cũng là người Việt Nam duy nhất được Tập đoàn Nikkei trao giải thưởng vì những đóng góp cho kinh tế khu vực. Dù vậy, giải thưởng trị giá 3 triệu Yen (khoảng 500 triệu đồng) đã được bà Liên tặng lại cho trẻ em Nepal - nạn nhân của thảm họa động đất tháng trước thông qua Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc UNICEF tại Nhật Bản.

Quỳnh An
Theo CNBC/Bloomberg
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.