Bất bình đẳng và nghèo đói ở Maroc bị 'khoét sâu' bởi COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Nghiên cứu của Ủy ban kế hoạch cấp cao (HCP) và Viện thống kê Maroc cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng ở nước này gia tăng, đặc biệt ở các khu vực thành thị.
Bất bình đẳng và nghèo đói ở Maroc bị 'khoét sâu' bởi COVID-19

Nghiên cứu của Ủy ban kế hoạch cấp cao (HCP) và Viện thống kê Maroc cho biết, tỷ lệ nghèo đói đã tăng gấp 7 lần, từ 1,7% lên 11,7%, trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên ở khu vực thành thị, mức tăng này lên tới 14 lần, từ 0,5% lên 7,1%.

Tỷ lệ người dễ bị tổn thương cũng tăng hơn gấp đôi, lên 16,7% so với mức 7,3% trước khi Maroc áp đặt lệnh phong tỏa vào mùa xuân năm ngoái.

Nghiên cứu cũng đề cập đến việc cải thiện mức sống ở Maroc đã bị giảm rõ rệt trong thời gian từ năm 2013 - 2019 so với giai đoạn 7 năm trước đó.

Bên cạnh đó, bất bình đẳng xã hội cũng trở nên tồi tệ hơn trong thời gian phong tỏa và đã vượt "ngưỡng chấp nhận của xã hội”.

Một điểm sáng mà nghiên cứu chỉ ra là trong quãng thời gian từ tháng 5 – 7/2020, Maroc đã chi tiền cứu trợ cho gần 5 triệu hộ gia đình thuộc diện dễ bị tổn thương, qua đó giúp giảm bớt phần nào khoảng cách bất bình đẳng do cuộc khủng hoảng COVID-19 tạo ra.

Trước khi đại dịch bùng phát, Quốc vương Maroc Mohammed VI đã chỉ định một Ủy ban đặc biệt xem xét lại mô hình phát triển để thu hẹp khoảng cách xã hội vốn là một vấn đề nhức nhối ở quốc gia Bắc Phi này.

Theo kế hoạch, Ủy ban này sẽ công bố báo cáo trong vài ngày tới trong bối cảnh nền kinh tế Maroc vẫn đang chịu nhiều tác động nặng nề do đại dịch gây ra. Số liệu cho thấy trong năm 2020, kinh tế Maroc suy giảm 6,3% trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 11,9% (từ mức 9,2% của năm 2009) do tác động kép của đại dịch và hạn hán.

Đến nay, Maroc đã ghi nhận hơn 493.000 ca mắc COVID-19, khiến gần 8.800 người tử vong. Maroc đứng thứ 2 trong 10 quốc gia châu Phi có số ca mắc nhiều nhất ở châu lục này, chỉ sau Nam Phi với hơn 1,5 triệu ca mắc và hơn 52.500 ca tử vong.

Nước này đã áp đặt lệnh giới nghiêm từ cuối tháng 12 năm ngoái, đi kèm với nhiều biện pháp hạn chế khác. Chiến dịch tiêm chủng quốc gia cũng đã được triển khai vào cuối tháng 1 vừa qua và đến nay đã tiêm chủng cho hơn 2,8 triệu người.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.