Bất đồng với chủ trương thu hẹp Cung thiếu nhi Hà Nội

Hơn hai trăm giáo viên, học sinh, phụ huynh ký đơn kiến nghị UBND thành phố Hà Nội không thu hồi toà nhà kiến trúc Pháp đẹp như “lâu đài tuổi thơ” trong Cung Thiếu nhi Hà Nội (CTN).
Toà nhà kiến trúc Pháp trong cung Thiếu nhi bị đề nghị thu hồi.
Toà nhà kiến trúc Pháp trong cung Thiếu nhi bị đề nghị thu hồi.

Tháng 4 vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có chủ trương thu hồi lại Khu nhà truyền thống của CTN, giao về cho UBND thành phố Hà Nội quản lý, sử dụng. Nhiều cuộc họp hiện thực hoá chủ trương này được tổ chức dấy lên sự lo ngại trong giáo viên, học sinh tại đây. Trong tập tài liệu hàng chục trang gửi đến Tiền Phong, hàng chục giáo viên và hơn 100 học sinh ký tên bày tỏ sự “lo lắng”, “bàng hoàng”, “như bị cắt đi một phần da thịt”… trước thông tin này.

CTN là thuộc khu vực đắc địa nhất Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm hơn 100 m, cạnh ngã ba phố Lê Lai và Lý Thái Tổ. Cung bao gồm 3 cụm công trình: Toà nhà 5 tầng, rạp Khăn Quàng Ðỏ và một toà nhà có từ thời Pháp - chính là toà nhà đang được yêu cầu bàn giao. Toà nhà này có kiến trúc Pháp, cao hai tầng, bao quanh là sân vườn, có tổng diện tích hơn 1.200 m2. Với vẻ đẹp cổ kính, nhiều thế hệ giáo viên, học sinh trìu mến gọi toà nhà này là “lâu đài tuổi thơ”.

Thời Pháp, khu vực này mang tên “ấu trĩ viên” (vườn trẻ). Toà nhà kiến trúc Pháp nêu trên là nơi Hồ Chủ tịch cùng đại diện chính phủ Pháp ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946. Từ ngày tiếp quản Thủ đô (1954) đến nay, toà nhà vẫn được sử dụng để phục vụ cho thiếu niên, nhi đồng. Trong quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cố (do UBND thành phố Hà Nội ban hành năm 2015), quần thể xung quanh toà nhà Ấu Trĩ Viên được yêu cầu bảo vệ nguyên trạng.

Về công năng, dù gọi chung là Khu nhà Truyền thống nhưng toà nhà này đang được sử dụng nhiều mục tiêu. Theo báo cáo của Ban lãnh đạo CTN, toà nhà gồm 26 phòng, trong đó có đến 15 phòng sử dụng để dạy học, còn lại là phòng truyền thống, 6 phòng làm việc…

Nên giữ cho trẻ một khu đất trung tâm, rộng rãi

Các giáo viên cho rằng, nếu toà nhà này bị lấy đi, việc giảng dạy, học tập trở nên khó khăn. “Chúng tôi phải tận dụng hành lang, sân thượng của các toà nhà cho các cháu học. Nếu bị lấy mất toà nhà này, càng thêm chật chội. Hãy giữ lại một vị trí đẹp, rộng rãi giữa trung tâm Thủ đô, bên cạnh Hồ Gươm cho trẻ em để thể hiện đúng tinh thần vì trẻ em, vì tương lai đất nước” - một giáo viên đề nghị giấu tên nói.

Bà Dương Việt Hà - Giám đốc CTN người vừa ký vào biên bản cuộc họp với ban ngành Hà Nội cho rằng, toà nhà Pháp chỉ là nơi làm việc cho cán bộ công nhân viên cũng đã có ý kiến “nói lại”: “Toà nhà này dùng làm nhà truyền thống, nơi làm việc của Ban giám đốc và có nhiều phòng học cho học sinh… Cá nhân tôi đề nghị giữ lại cho các em thiếu nhi”.

Dù giáo viên và học sinh phản đối, cuối tháng 6 vừa qua, các ban ngành thành phố Hà Nội họp về nội dung này do ông Mai Xuân Vinh - Phó Giám đốc Sở Tài chính chủ trì vẫn kết luận: Yêu cầu CTN quán triệt trong cán bộ công nhân viên về chủ trương điều chuyển khu nhà nêu trên.

Theo một lãnh đạo CTN, trong cuộc họp gần đây, đại diện Sở Tài chính cho biết sẽ chuyển toà nhà biệt thự Pháp của CTN cho Sở Ngoại vụ; tuy nhiên, chưa được chính thức thông báo bằng văn bản. Trước đó, vào năm 2014, UBND thành phố Hà Nội dự định di chuyển toàn bộ CTN xuống khu vực Mỹ Ðình nhưng bị dư luận phản đối.

Ðiều 42, Luật Quản lý sử dụng tài sản công quy định: tài sản công được điều chuyển khi: Có sự thay đổi về cơ quan quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý; từ nơi thừa sang nơi thiếu theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền quy định; việc điều chuyển tài sản mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn; Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhưng không có nhu cầu sử dụng thường xuyên và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Theo Tiền Phong
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.