Bình Phước: Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

(Ngày Nay) - Thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói chung, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (S’tiêng, M’nông, Khmer) nói riêng đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Quang cảnh buổi phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào dân tộc S’tiêng.
Quang cảnh buổi phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào dân tộc S’tiêng.

Qua đó, góp phần tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, đột phá trong cách nghĩ, cách làm của cả hệ thống chính trị và nhân dân; đồng thời huy động các cấp, ngành và toàn xã hội thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.

Nhiều điểm sáng

Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc khu vực Đông Nam Bộ với gần 20% là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 41 thành phần dân tộc sống đan xen tại 111 xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh, tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nói chung, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (S’tiêng, M’nông, Khmer) nói riêng.

Qua đó, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Ngành Văn hóa đã kết hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương, địa phương triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học về bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số như: Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể của người S’Tiêng; Dự án “Ứng xử đối với môi trường tự nhiên của người S’Tiêng”; Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer; sưu tầm phục vụ trưng bày nhà dài truyền thống tại di tích Bom Bo (huyện Bù Đăng); sưu tầm hiện vật về văn hóa truyền thống của người M’nông Bình Phước; Phục dựng lễ hội Lập làng mới của người S’Tiêng Bình Phước; Phục dựng lễ hội Phá Bàu của người Khmer Bình Phước; Phục dựng lễ hội Xuống đồng của người Khmer Bình Phước; Nghiên cứu, khảo sát và định dạng âm nhạc của người S’Tiêng Bình Phước; Dự án phục dựng Lễ hội kết bạn của cộng đồng người M’nông...

Bình Phước: Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ảnh 1

Đồng bào Khmer xuống bàu bắt cá bằng những dụng cụ thô sơ truyền thống tại Lễ hội Phá bàu (còn gọi là lễ hội Dua Tpeng) tại bàu Kpoch, ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh (Bình Phước).

Các hoạt động lễ hội của đồng bào các dân tộc được tỉnh quan tâm tổ chức thường xuyên như: Mừng lúa mới của đồng bào X’tiêng (lễ Đâm trâu), lễ Sene Dolta, Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Tết Ramwan của đồng bào Chăm...

Hoạt động nghiên cứu, sưu tầm những câu chuyện kể dân gian, bài hát ru, hát sắc bùa, kèn lá, kèn ống, múa lân, cồng chiêng, làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc trên địa bàn luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo sưu tầm, tổng kết thực tiễn để đề xuất chính sách bảo tồn và phát triển. Hằng năm, địa phương tổ chức nhiều hoạt động: Liên hoan cồng chiêng, thi hát dân ca và các trò chơi dân gian... Các câu lạc bộ đàn tính, hát then thường xuyên tổ chức giao lưu, biểu diễn, truyền dạy cho thế hệ trẻ. Các lễ hội dân gian như: Lễ hội biểu diễn cồng chiêng, lễ hội té nước cầu mưa, cầu phước, hát múa lâm thôn, lễ hội Phá Bàu của dân tộc Khmer được duy trì.

Hiện nay, Bình Phước có 25 di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số được công nhận trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 4 di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Di sản văn hóa phi vật thể Tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng tỉnh Bình Phước; Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ hội Dua Tpeng (Phá Bàu) của người Khmer xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước; Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với loại hình nghề thủ công truyền thống Nghề Đan gùi của X’tiêng huyện Bù Đăng, huyện Bù Gia Mập, huyện Hớn Quản, huyện Lộc Ninh; Di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người M’nông xã Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) và các xã Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn, Đắk Nhau (huyện Bù Đăng).

Tạo đột phá trong cách nghĩ, cách làm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh cho biết, để công tác bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay đạt được kết quả tốt, địa phương cần tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, đột phá trong cách nghĩ, cách làm của cả hệ thống chính trị và nhân dân.

Bình Phước thực hiện các chương trình bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và ưu tiên đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer; sưu tầm, phục hồi và phát triển một số loại hình nghệ thuật, lễ hội có nguy cơ thất truyền. Tỉnh hỗ trợ tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer, đồng thời bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; phát huy vai trò chủ động của đồng bào trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của dân tộc.

UBND huyện Bù Đăng rà soát các quy định có liên quan để phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan liên quan, các Ban liên quan của HĐND tỉnh tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với Khu bảo tồn văn hóa S’tiêng Sóc Bom Bo, tại xã Bình Minh, làm cơ sở pháp lý để đầu tư và phát huy hiệu quả không gian văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

UBND huyện Lộc Ninh và UBND huyện Bù Gia Mập tiếp tục chỉ đạo phòng chuyên môn chủ động, phối hợp thực hiện tốt việc khảo sát, điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, thống kê, kiểm kê, xây dựng hệ thống tư liệu các giá trị di sản văn hóa dân tộc thiểu số; xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đã được công nhận. UBND huyện Lộc Ninh và UBND huyện Bù Gia Mập chủ động, phối hợp với các sở, ngành ứng dụng kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Ông Trần Thế Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước cho biết, đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, sở, ban, ngành liên quan của HĐND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định hệ giá trị văn hóa, con người Bình Phước nói chung, các dân tộc S’tiêng, M’nông và Khmer nói riêng để xây dựng lộ trình bảo tồn, phát huy hiệu quả; nghiên cứu, xây dựng lộ trình thương mại hóa các sản phẩm văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đơn vị sẽ phối hợp với sở, ngành liên quan thực hiện tốt việc đưa giáo dục văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vào trường học trong chương trình giáo dục địa phương và các buổi sinh hoạt ngoại khóa, giúp học sinh có kiến thức, kỹ năng thực hành văn hóa truyền thống.

Bình Phước: Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ảnh 2

Phụ nữ dân tộc M'nông dệt thổ cẩm.

Sở nghiên cứu phương án khai thác các giá trị văn hóa truyền thống (lễ hội, phong tục tập quán, tri thức dân gian, tiếng nói, chữ viết, dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống, trang phục, ẩm thực, văn học dân gian, tác phẩm văn học, nghệ thuật..) để phát triển du lịch; xây dựng lộ trình thương mại hóa các sản phẩm văn hóa du lịch. Sở chủ trì, phối hợp với các cấp, ngành, đơn vị liên quan tham mưu hoàn thiện các thủ tục, lập hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú là người dân tộc thiểu số trên địa bàn; tham mưu, đề xuất chính sách hỗ trợ đặc thù cho các nghệ nhân, những người trực tiếp nắm giữ, thực hành văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và chính sách hỗ trợ đặc thù cho các nghệ nhân, những người trực tiếp nắm giữ, thực hành văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số.

Đơn vị xây dựng mô hình du lịch nghỉ dưỡng theo phương pháp thảo dược của đồng bào dân tộc M’nông và S’tiêng tại vùng đệm Vườn quốc gia Bù Gia Mập; tặng 2 bộ đàn đá (phiên bản bộ Đàn đá Lộc Hòa, Bảo vật quốc gia) tại 2 điểm du lịch Phú Gia và Thanh Tùng thuộc huyện Hớn Quản để phục vụ phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, Bình Phước còn nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả các loại hình thông tin, tuyên truyền phù hợp với đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng công tác đưa văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch về cơ sở; tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa ở địa phương, khu vực và toàn quốc. Tỉnh khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer; duy trì và mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tổ chức các kỳ liên hoan, hội thi, hội diễn./.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.