Bố và mẹ kế hành hạ con, hội thẩm trào nước mắt đọc cáo trạng

Xét hỏi hai bị cáo tại tòa, vị hội thẩm nhân dân phải thốt lên rằng: "Chúng tôi đọc cáo trạng mà trào nước mắt. Thực lòng đáng thương cho đứa trẻ...".
Bị cáo Trinh tại tòa
Bị cáo Trinh tại tòa

Ngày 31/8, TAND quận Cầu Giấy (Hà Nội) mở phiên tòa xét xử 2 vợ chồng bị cáo Trần Hoài Nam (SN 1983, ở Cầu Giấy, Hà Nội) và Phạm Thị Tú Trinh (SN 1983, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) về các tội Hành hạ con và Cố ý gây thương tích.

Theo cáo trạng, năm 2007 Trần Hoài Nam kết hôn với chị Nguyễn Thúy Ngân  (SN 1983, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội), rồi lần lượt sinh được 2 người con chung là cháu Trần Nguyên Khánh (SN 2008) và cháu Trần Khánh Đan (SN 2001).

Đến tháng 8/2014, Nam và chị Ngân ly hôn. Theo quy định của tòa án, Nam là người nuôi dưỡng cháu Khánh, chị Ngân nuôi dưỡng cháu Đan.

Sau khi ly hôn, đến tháng 4/2016, Nam kết hôn với chị Phạm Thị Tú Trinh. Lúc này, cháu Khánh đang học lớp 2.

Vài tháng sau kết hôn lần 2, do mâu thuẫn với mẹ đẻ, Nam cùng vợ và cháu Khánh chuyển đến sống ở một khách sạn nằm trên phố Ngọc Hà, nhằm cách ly không cho mẹ cháu và ông bà nội gặp. Thậm chí Nam và Trinh đã cho cháu Khánh nghỉ học.

Thấy cháu Khánh nghịch ngợm, không nghe lời, thay vì phải dạy bảo, khuyên nhủ con, vợ chồng Nam và Trinh thống nhất-  hàng ngày Nam đi làm, Trinh ở nhà thường xuyên giám sát cháu Khánh, nếu Khánh mắc lỗi, Trinh sẽ mách để Nam đánh con.

Cáo trạng cho rằng, trung bình khoảng 1-2 lần/tuần, Nam đều đánh con. Việc Nam đánh con một phần do anh ta phát hiện cháu Khánh hư, còn lại do Trinh kể.

Khoảng tháng 10/2017, Nam nhiều lần dùng muôi inox đánh vào đầu con; dùng mắc áo nhôm duỗi ra, gấp lại, cuốn băng dính tạo thành roi đánh cháu Khánh vào tay, chân, người, dùng tay tát vào mặt, dùng chân đá, đạp... vào người con.

Những trận đòn mà Khánh phải gánh chịu từ cha, mẹ kế đều có mặt và biết sự việc. Chính Trinh cũng thường xuyên chửi mắng, dùng đũa vụt và tát vào mặt con chồng. Ngoài những trận đòn dành cho đứa con nhỏ, Nam còn chửi mắng, phạt cháu Khánh phải đứng ngoài ban công đến tối mới cho vào nhà ngủ.

Vào ngày 29/8/2017, và cuối tháng 9/2017, khi phát hiện cháu Khánh nghịch ngợm, Trinh cầm muôi múc canh inox đánh trúng đầu khiến Khánh bị rách da, chảy máu, để lại 2 vết sẹo nằm ngang thái dương, trên vành tai bên phải.

Dường như đánh đập, chửi bới con chưa khiến vợ chồng Nam thỏa mãn. Cả hai còn thống nhất không cho Khánh cắt tóc, không được ra ngoài, phải ngủ ở phòng khách, thậm chí bỏ mặc con ngủ dưới nền nhà. Hình phạt mà Nam dành cho con còn oái oăm đến mức bắt đứa trẻ phải uống nước mắm.

Tối ngày 30/11/2017, thấy con tiểu tiện ở cửa phòng ngủ, Nam đã dồn cháu Khánh vào góc tường ở phòng khách, đạp 2 phát vào sườn trái. Khánh đau điếng quay lưng thì bị bố tiếp tục đạp vào sườn làm Khánh ngã quỵ xuống...

Bố và mẹ kế hành hạ con, hội thẩm trào nước mắt đọc cáo trạng ảnh 1

Bị cáo Nam tại tòa

Cuộc tẩu thoát của đứa trẻ

Lần cuối cùng Khánh bị bố và mẹ kế đánh là vào chiều 5/12/2017. Hôm đó Nam phát hiện con tự ý vào phòng ngủ của mình nghịch ngợm và đã tát con. Trước khi ra khỏi nhà, anh ta dọa khi quay về sẽ xử lý tiếp.

Từ trong nhà tắm bước ra, thấy chồng đánh con, Trinh cũng cầm đũa vụt vào mặt đứa trẻ khiến Khánh bị rách da.

Khi bố và mẹ kế ra khỏi nhà, sợ những trận đòn mà bố đã "hứa", Khánh tìm cách bỏ trốn, bắt xe bus về nhà ông nội ở Ba Đình, Hà Nội.

Thấy trên cơ thể đứa cháu nội có nhiều thương tích, ông nội của Khánh đã đưa cháu đến công an trình báo. Kết quả trưng cầu giám định pháp y đối với cháu Khánh cho thấy, trên cơ thể cháu có 69 sẹo trên khắp cơ thể, trong đó có hơn 40 sẹo ở mặt và đầu. Những vết sẹo này cháu Khánh khai bị bố và mẹ kế gây nên.

Tiến hành xét hỏi hai bị cáo, vị hội thẩm nhân dân phải thốt lên rằng: "Chúng tôi đọc cáo trạng mà trào nước mắt. Thực lòng đáng thương cho đứa trẻ..."

Theo Vietnamnet
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.