Cả làng góp tiền mua tàu đuổi 'cát tặc'

Để tiện bề cho việc canh giữ, truy đuổi các đối tượng khai thác “cát tặc”, ngoài việc cắt cử từng gia đình tham gia canh giữ, góp tiền mua trống, người dân thôn Long Châu còn góp tiền mua cả tàu
Cả làng góp tiền mua tàu đuổi 'cát tặc'

Theo nguồn tin PV có được sau nhiều ngày theo dõi, sáng ngày 7/4, hàng trăm người dân thôn Long Châu, xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đã bất ngờ quây, bắt giữ hai chiếc tàu (một tàu cuốc cát và một tàu vận chuyển) của doanh nghiệp Thái An, đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Cả làng góp tiền mua tàu đuổi 'cát tặc' ảnh 1

Một tàu cuốc, một tàu chở cát bị người dân bắt giữ.

Theo người dân địa phương đây chính là những chiếc tàu thường xuyên hút, nạo vét trộm cát sỏi trên dòng sông Lô, thuộc địa phận của thôn Long Châu, xã Vĩnh Phú.

Theo tìm hiểu của PV, đây là lần thứ hai kể từ tháng 1/2016 người dân thôn Long Châu “bắt buộc” phải bắt giữ những tàu hút, nạo vét cát sỏi.

Cụ thể, vào ngày 16/1, người dân địa phương đã bắt giữ hai chiếc tàu rồi kéo về khu vực kè đá Long Châu để trông giữ và ra yêu sách đền bù cho những thiệt hại mà từ trước đến nay những đối tượng “cát tặc” gây nên.

Cụ Đỗ Quang Ẩm, một bô lão thôn Long Châu cho biết: “Vì quá bức xúc nên chúng tôi mới phải làm như vậy. Hai chiếc tàu trước đó, chúng tôi đã thống nhất phạt 390 triệu đồng cho những hậu quả mà nạn khai thác cát gây nên”.

Cả làng góp tiền mua tàu đuổi 'cát tặc' ảnh 2

Người dân địa phương bức xúc trước tình trạng cát tặc.

Cũng theo lời cụ Ẩm, mặc dù người dân thôn Long Châu phạt “nặng tay” như vậy, nhưng vì nguồn lợi kếch xù, các đối tượng khai thác cát tặc vẫn ngày đêm tác oai, tác quái, ngấm ngầm khai thác bất chấp sự cảnh báo của người dân.

“Từ mùng 8 tết bọn chúng đã hành nghề. Cứ khoảng 17h là chúng bắt đầu nhổ neo từ phía xã Tứ Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc dong tàu ra sông để khai thác sỏi. Có đêm có cả chục tàu cuốc cùng nhau khai thác. Số lượng tàu mua cát thì không thể đếm xuể”, cụ Ẩm cho hay.

Cùng chung sự bức xúc với cụ Ẩm, nhiều người dân thôn Long Châu cho hay: “Long Châu vốn là bãi bồi cổ của sông Lô. Nó đã tồn tại hơn 100 năm qua, và hiện tại đã có 4-5 thế hệ sinh sống ở đây. Thế nhưng từ khi nạn khai thác cát sỏi diễn ra khiến cho hàng triệu m3 đất hoa màu, thậm chí mồ mả của ông bà tổ tiên bị sụt xuống lòng sông. Nếu chúng tôi không cương quyết thì chẳng mấy chốc thôn Long Châu không còn nữa”.

Để tiện bề cho việc canh giữ, truy đuổi các đối tượng khai thác “cát tặc”, ngoài việc cắt cử từng gia đình tham gia canh giữ, góp tiền mua trống, người dân thôn Long Châu còn mua hẳn một chiếc tàu để làm phương tiện giám sát trên sông.

Cả làng góp tiền mua tàu đuổi 'cát tặc' ảnh 3

Trống để cảnh báo, kêu gọi người dân trong làng chạy ra bắt các đối tượng khai thác.

“Đầu năm 2015, trước tình trạng các đối tượng nạo vét cát sỏi cố tình khai thác, chúng tôi đã vận động mỗi gia đình đóng 300 ngàn đồng để mua một chiếc tàu. Cũng nhờ chiếc tàu đó mà chúng tôi đã bắt quả tang được 4 tàu khai thác và vận chuyển cát để kéo về khu vực kè Long Châu canh giữ”, cụ Ấm cho biết thêm.

Liên quan đến vụ việc trên, chiều cùng ngày, PV đã có cuộc làm việc với UBND xã Vĩnh Phú.

Thừa nhận về tình trạng người dân thôn Long Châu đã nhiều năm phải canh giữ, thậm chí quay bắt các tàu khai thác cát sỏi trái phép, ông Hoàng Thiện Việt, cán bộ Văn phòng UBND xã Vĩnh Phú cho biết: “Hành vi khai thác cát sỏi trái phép ở địa phận thôn Long Châu đã diễn ra nhiều năm và chưa có dấu hiệu chấm dứt”.

Theo lời ông Việt, do sông Lô chảy qua hai xã Vĩnh Phú của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ và xã Tứ Yên, huyện Sông Lô nên trước đây đã phân định mốc chỉ giới như sau: Địa phận xã Vĩnh Phú chiếm 2/3 lòng sông về phía xã Vĩnh Phú. Số còn lại là của xã Tứ Yên.

“Theo tôi được biết, địa phận của xã Tứ Yên chỉ khoảng 20m tính từ chân đê của xã này ra tới sông Lô. Còn phần còn lại của xã Vĩnh Phú”, ông Việt cho biết.

Mặc cho đã có nhiều hội nghị do Sở Tài nguyên Môi trường của hai tỉnh đã yêu cầu phân chia cắm mốc và cắm phao để phân định địa giới rõ ràng nhưng sự việc vẫn không có được kết quả.

“Do ở dưới nước nên không thể rõ ràng như trên cạn được. Mặc dù bên kia được cấp phép khai thác cát nhưng bên xã Vĩnh Phú thì không, do đó khi bị truy đuổi thì các tàu khai thác lại đánh tàu về phía bên xã Tứ Yên chính điều này khiến cho công tác quản lý của địa phương gặp nhiều khó khăn”, ông Việt cho biết.

Cả làng góp tiền mua tàu đuổi 'cát tặc' ảnh 4

Phân định ranh giới chưa rõ ràng khiến cho tình hình an ninh trật tự ở khu vực này luôn nóng.

Ông Việt cũng cho cảnh báo: “Nếu quá trình khai thác cát vẫn diễn ra rầm rộ như hiện nay thì chẳng mấy chốc cả bờ kè thôn Long Châu sẽ bị sụt hết. Không chỉ có thế, 206 hộ dân thôn Long Châu sẽ không còn nơi ở, không còn đất sản xuất”.

“Địa phương đã kiến nghị rất nhiều lần lên trên. UBND tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường cũng như Công an của hai tỉnh về cắm mốc chỉ giới để ổn định an ninh trật tự tại địa phương trên địa bàn dòng sông Lô. Bên cạnh đó cũng yêu cầu các cơ quan cấp trên không cấp phép khai thác cát sỏi tại khu vực thôn Long Châu nhưng tình trạng khai thác cát sỏi vẫn công nhiên diễn ra”, ông Việt bức xúc.

Tuy nhiên khi trao đổi với PV, Thượng tá Vũ Quang, Phó phòng Cảnh sát giao thông đường thủy tỉnh Vĩnh Phúc thì cho rằng, khu vực mà các tàu hút cát của doanh nghiệp Thái An đang hoạt động là của tỉnh Vĩnh Phúc và được UBND tỉnh cấp phép.

Đại diện Sở Tài nguyên Môi trường của hai tỉnh đã mời những người dân của thôn Long Châu ra. Tuy nhiên, từ trước đến nay, người dân ở đó cứ nhận đất của họ nên mới xảy ra sự việc trên.

Đào Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.