Cà Mau: 'Sống trong sợ hãi' vì khô hạn gây sụp lún

Nắng hạn gay gắt, kênh rạch trơ đáy đã gây hàng loạt vụ sụp đất, đứt đường, nhà cửa, cây cối… vùi sâu xuống đất. Cuộc sống của những người dân nơi đây vô cùng khó khăn.
Cà Mau: 'Sống trong sợ hãi' vì khô hạn gây sụp lún

Ngày 17/4, ông Trần Triều Tiên, Chủ tịch UBND xã Khánh Hải (Trần Văn Thời, Cà Mau) cho biết lực lượng chức năng đã làm đường không nghỉ suốt mấy ngày nay vì sụp đất xảy ra liên tục, đang lan rộng.

Trước đó, khoảng 2h ngày 15/4, vụ sụp đường giao thông tại ấp Rạch Cui, xã Khánh Bình (Trần Văn Thời) làm đứt mạch tuyến giao thông từ tỉnh lộ Cà Mau đến xã Khánh Bình Đông, tin tức trên báo Tiền Phong.

Bà Nguyễn Hồng Xuân có quán cóc bán nước giải khát cạnh con đường bị sụp lún sâu hơn 3 m, kể lại: “Thấy cảnh tượng con đường lớn đổ sụp giữa đêm khuya nên gọi vợ chồng người em dậy, kéo dây điện, mắc bóng đèn sáng, khiêng cây để cảnh báo người đi đường tránh tai nạn”.

Cà Mau: 'Sống trong sợ hãi' vì khô hạn gây sụp lún ảnh 1

Nhà cửa, công trình dân dụng bị phá hủy do sụp đất tại Chợ xã Khánh Hải. (Ảnh: TPO)

Ông Phạm Văn Vẹn, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình cho biết, đoạn đường cấp V đi qua xã Khánh Bình khoảng 2,5 km, phần lớn nằm ở xã Khánh Bình Đông (Trần Văn Thời). Đoạn đường sụp 25m, ngang 8m và sâu hơn 3m. Hiện chính quyền đang mở đường mới cho người dân lưu thông tạm.

Nắng hạn gay gắt, kênh rạch trơ đáy đã gây hàng loạt vụ sụp đất, đứt đường, nhà cửa, cây cối… vùi sâu xuống đất. Hàng hóa, vật tư, lương thực thực phẩm… mùa khô hạn ở huyện Trần Văn Thời nhờ các tuyến đường nông thôn, đường liên xã, liên huyện vùng ngọt hóa Cà Mau bị tắc nghẽn.

Nhiều gia đình ở Cà Mau bị đẩy vào cảnh màn trời chiếu đất.

Theo ông Dương Hoài Nam, Giám đốc Sở GTVT Cà Mau, do khô hạn, nước ngấm đất không còn tạo thành vùng rỗng nên xảy ra sụp đất. "Trước mắt, chúng tôi mở đường tạm lưu thông và sẽ đầu tư gia cố, sửa chữa những tuyến đường bị sụp", ông Dương Hoài Nam nói.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ nay tới tháng 9/2016, dòng chảy trên các sông Trung bộ và Tây Nguyên tiếp tục giảm, tình trạng khô hạn, thiếu nước sẽ mở rộng từ các tỉnh Nghệ An đến Bình Thuận và Tây Nguyên. Tình trạng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ cao hơn mọi năm.

Cà Mau: 'Sống trong sợ hãi' vì khô hạn gây sụp lún ảnh 2

Nhiều đoạn đường sụp lún sâu hơn 3m. (Ảnh: TPO)

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 15/04/2016, tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn so với cùng kỳ hàng năm gần 2 tháng.

Phạm vi xâm nhập mặn vào đất liền sâu nhất lên tới hơn 90km (chưa từng xuất hiện trong lịch sử quan trắc xâm nhập mặn), độ mặn lớn nhất tại các khu vực lớn hơn và vào sâu hơn trung bình nhiều năm từ 10 – 25 km. Hiện có 11/13 tỉnh, thành phố khu vực này bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn, thiếu nước.

Cụ thể, thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn ở khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long tính đến ngày 14/04/2016 như sau. Số hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt 338.849 hộ.

Thiệt hại về lúa là 240.215 ha. Thiệt hại về hoa màu là 18.335 ha. Thiệt hại về cây ăn quả 55.651 ha. Thiệt hại về cây nông nghiệp là 104.106 ha. Thiệt hại về thủy sản 4.461 ha. Tổng thiệt hại ước tính là 5.572 tỉ đồng.

Nhằm tiếp tục ứng phó với tình hình trên, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai kiến nghị, tiếp tục chỉ đạo quyết liệt và huy động mọi lực lượng ứng phó với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn.

Trước mắt tập trung chủ yếu đảm bảo lượng thực và nước sinh hoạt cho nhân dân, không để nhân dân thiếu đói, nước sinh hoạt hoặc phải mua nước với giá cao.

Tình Nguyên

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?