Cách để con tự giác học không phải ai cũng dám thử của một mẹ Việt

Bởi vì dạy con giỏi không phải là đổ kiến thức cho đầy đầu. Những chiêu trò ép phạt, khuyến khích, khen thưởng, rồi cũng sẽ có lúc bị nhàm. Làm sao để con tự giác học và ham học hỏi là một bài toán khó với rất nhiều cha mẹ.
Cách để con tự giác học không phải ai cũng dám thử của một mẹ Việt

Tôi đang theo học tiếng Anh ở một trung tâm khá mắc, mỗi tháng gần 4 triệu. Vậy mà rất nhiều cô cậu choai choai trong lớp toàn đi muộn về sớm, không làm bài tập, lên lớp thì trêu chọc giỡn hớt giáo viên. Trung tâm cho học lại miễn phí, nhưng chả thiết tha: "Em bận lắm, em tiếc thời gian"!

Cách để con tự giác học không phải ai cũng dám thử của một mẹ Việt - anh 1

Ép con học là hiện trạng phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay.

Nhiều đứa được cha mẹ chăm sóc tới tận răng để chỉ có mỗi việc học, thậm chí tốt nghiệp đại học. Nhưng rồi cầm tấm bằng xong là xong, ớn học tới hết đời!

Con tôi luôn được duy trì tình trạng hơi đói học một chút. Tôi dứt khoát không ép, nhất là những năm tháng đầu tiên của đời đi học. "Con làm bài tập nếu mệt thì thôi nha". "Con chán học thì dừng lại làm việc khác đi!".

Không ép học thì mới đói học được!

Có bạn sẽ nói: "Ôi tại con bà ấy con gái nên chăm chỉ, chứ con mình thì không ép là bỏ học ngay, đứng cuối lớp ngay!".

Cứ bình tĩnh! không ép mới chỉ là 1 vế. Vế tiếp theo là chính tôi phải học.

Khá may mắn khi tôi làm nghề báo, cái nghề khắc nghiệt, mọi thứ hay ho hoặc sai sót của bạn nó phô ra lồ lộ trước cả triệu người ngay ngày hôm sau. Thế nên là sợ lắm, không học mỗi ngày thì bạn đọc chửi vào mặt ấy chứ!

Sau giờ ăn cơm, khi con ngồi học bài là tôi cũng ngồi học bài, đọc sách, hoặc đọc báo, tìm thông tin trên mạng... ở một bàn khác. Con tôi thường nhìn thấy mẹ vừa nấu ăn vừa đọc vừa học, thấy mẹ cắp sách vở đi học rồi về hì hụi làm bài tập. Thấy mẹ cũng cuống lên vì đi học muộn, cũng lo lắng làm bài tập. Buổi nào học được điều gì hay còn gọi điện thoại kể tứ tung với mấy cô bạn thân.

Thêm nữa, với cuộc sống đơn thân, tôi một mình phải lo từ A tới Z trong nhà, trong đó có nhiều việc đàn ông, và ngày nhỏ tôi chưa từng tập làm như mua nhà, xây nhà, sửa nhà, chuyển nhà, sửa chữa đồ dùng, mua sắm nội thất...

Con tôi cũng được nhìn thấy mẹ làm sai, làm hỏng, ngồi vò đầu bứt tóc, thậm chí cả khóc lóc 1 hồi rồi đi tìm tài liệu, đi học hỏi người ngày người kia, để làm lại. Mẹ cũng đang học sứt đầu mẻ trán kìa, con có đồng môn, có đồng minh thì việc học cũng đỡ oải!

Hôm rồi Xu - cô con gái của tôi về kêu "Mẹ ơi thầy bảo con học kém tiếng Anh, con thấy tiếng Anh khó quá!". Ngay lập tức tôi rút 1 cục tiền ra, tới 1 trung tâm để ghi danh học tiếng Anh.

Tôi tính toán thế này, ví dụ có 10 triệu để con học tiếng Anh, tốt nhất tôi cắt ra 1/3 để tôi học, 2/3 để 2 con. Rồi về nhà 3 mẹ con cùng học với nhau, đó là cách lãi nhất! Ngày xưa, Xu khó ăn, tôi cứ ráng đút cho Xu ăn xong bữa rồi tôi mới ăn. Vậy là sai, bữa ăn hào hứng nhất, tốt nhất là mẹ con ăn cùng nhau!

Tôi nhìn đã nhìn thấy nhiều mẹ đưa con đi bơi. Mẹ cứ đứng trên bờ hò hét: "Bơi đi! Bơi ra kia kìa! Nước có gì mà sợ!". Tại sao mẹ không mặc áo bơi, rồi nhảy ùm xuống bể hớn hở, vùng vẫy, khi đó chả cần hò hét "Nước có gì mà sợ" nữa!

Một người bạn hỏi tôi: "Con tao cấp 2 lớn tướng rồi mà chưa biết làm cái gì. Mày tìm xem có khóa học kỳ trong quân đội, khóa học kỹ năng sống nào cho nó đi với". Tôi trả lời: "Nó không phải đi học đâu hết, đầu tiên là chị cần đi học. Chị đi học 1 khóa kỹ năng, rồi về chị dạy con, vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả!". Bởi vì, ba mẹ là người thầy tốt nhất của con.

Và người thầy tốt nhất không phải là người truyền được nhiều kiến thức, mà là người truyền được cảm hứng học. Con đã có cảm hứng học thì nó tìm khắp nơi để học. Còn cứ mải mê nhồi kiến thức thì biết đến khi nào mới đủ, biết đâu cái bây giờ đúng thì lại thành sai sau 10 năm nữa? Tôi cứ cho con đi chơi, cho đọc sách, cho thực hành, cho làm thử, cho trách nhiệm... để con tự thấy rằng ôi nhiều thứ mình chưa biết quá, cuộc đời hay ho kỳ thú quá, kiến thức mênh mông, muốn tìm là sẽ thấy, cứ gõ là cửa sẽ mở...

Chính con, không phải ai khác, phải thấy được rằng học là hơi thở, học không thể thiếu, không thể ngừng. Học cần thiết cho mình, chứ không phải vì sợ thầy kiểm tra hay mẹ ép mẹ la bải bải bên tai. Dạy con giỏi không phải là đổ kiến thức cho đầy đầu. Những chiêu trò ép phạt, khuyến khích, khen thưởng, rồi cũng sẽ có lúc bị nhàm. Tôi muốn con yêu việc học từ đúng bản chất nguyên thủy của nó: Học để hiểu biết!

Tôi cũng đã thấy nhiều nhà không cần kêu gào, không cần phạt, con cũng nghe. Họ dạy con bằng chính cách ba mẹ học và lao động và sống, mỗi ngày.

Tôi đi mua cà phê dưới chân chung cư, bà chủ tiệm nói: "Mấy siêu thị tiện lợi đang muốn mướn nhà chị, họ trả giá cao lắm. Nhưng cho thuê mặt bằng rồi ngồi không, chị thấy khó dạy con!".

Cách để con tự giác học không phải ai cũng dám thử của một mẹ Việt - anh 2

Làm sao để con tự giác học? Chỉ cần ba mẹ tự giác học! (Ảnh minh họa).

Ông bố Nhật Ohmae Kenichi tác giả cuốn "Yêu thương không cấm đoán" cũng nói với con trai của ông rằng: “Thôi, thay vì học, con hãy chơi game đi!”. Thậm chí ông còn đồng ý cho con bỏ học. Sao liều quá vậy? Vì từ hồi con còn nhỏ, gia đình ông đã ăn cơm cùng từ điển, đã đọc sách, tranh luận với con mỗi ngày. Ông ấy học tập cùng con, thi đua với con, vì con mà viết sách, và lao đầu vào học cả những lĩnh vực khó nhằn nhất. Giờ ông có xui con chơi game đi thì nó cũng chả hư hỏng được.

Chả có gì giúp con cái nhanh tiến bộ bằng việc ba mẹ học cùng con, nhanh hơn 3 tới 4 lần con học một mình. TS Lê Thanh Hải nói: Học cùng con là một ngành khoa học được nghiên cứu hẳn hoi, tên là modelling.

Nếu một đứa trẻ sống trong một ngôi nhà mà ba mẹ chăm học, chăm làm thì thường con cũng chăm học, chăm làm. Nếu trong nhà ba mẹ tối ngày chửi bậy nói tục thì cấm cản cách gì con cái cũng sẽ nói bậy chửi tục. Con cái nhìn thấy hết và học theo cách ba mẹ đang sống!

Làm sao để con tự giác học? Chỉ cần ba mẹ tự giác học!

Làm sao để con thích đọc sách? Chỉ cần ba mẹ thích đọc sách!

Làm sao để con thành người tử tế? Chỉ cần hãy ép mình lao động tử tế, sống đàng hoàng trước mắt con mỗi ngày!

Tác giả bài viết:

Chị Thu Hà hiện đang sống cùng hai cô con gái nhỏ tại TP Hồ Chí Minh. Luôn nhận mình là một bà mẹ từngmắc nhiều sai lầm khi nuôi dạy con, hành trình lớn lên cùng các con của chị chạm tới trái tim của các ông bố bà mẹ khác bởi sự chân thành với những “triết lý” như được rút ra từ tim của bà mẹ này.

Xem thêm:

- Làm thế nào để giúp con tự tin?

- Làm sao để học tốt nhất?

- Gợi ý cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả

Theo Trí Thức Trẻ

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.