Cách Triều Tiên nhìn nhận về cuộc khủng hoảng Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine có lẽ đã làm thay đổi tính toán chiến lược của Triều Tiên.
Cách Triều Tiên nhìn nhận về cuộc khủng hoảng Ukraine

"Tình hình Ukraine không bao giờ là không liên quan đến chúng tôi. Khi thế giới hướng về châu Âu, có khả năng Triều Tiên sẽ tiến hành các hành động khiêu khích chiến lược” - đó là phát biểu của Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, gần 3 tuần trước khi người Hàn Quốc bắt đầu đi bỏ phiếu chọn ra nhà lãnh đạo kế nhiệm ông Moon Jae-in.

Thông điệp của ông Yoon, một nhận xét gay gắt bất thường từ một ứng cử viên tổng thống khi đó, là rất rõ ràng. Không chỉ Hàn Quốc sẽ chú ý đến tình hình ngày càng phát triển nhanh chóng ở Ukraine mà cả Triều Tiên cũng vậy.

Hiện chưa rõ cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ có tác động trực tiếp đến mức độ nào đối với hành vi chính sách đối ngoại của Triều Tiên, hành động của nước này đối với Mỹ và thái độ của Bình Nhưỡng đối với sự phát triển tên lửa và hạt nhân của chính mình? Hơn nữa, với hàng loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên, mục tiêu chính sách đối ngoại rộng lớn hơn của nước này vào năm 2022 là gì?

Khi thời điểm thích hợp

Đầu năm nay, khi Triều Tiên tiến hành 7 đợt thử tên lửa chỉ trong tháng 1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã vội vàng nhận xét rằng Triều Tiên đang “cố gắng gây sự chú ý”, khẳng định rằng chính quyền Bình Nhưỡng đã “làm điều đó trong quá khứ. Họ có thể sẽ tiếp tục làm điều đó."

Đó không phải là một phản ứng đúng lúc, chứ chưa nói đến việc miêu tả chính xác động cơ thúc đẩy hoàn chỉnh của Triều Tiên. Nhiều nhà phân tích cho rằng Triều Tiên không chỉ đơn giản muốn tạo ra "sự chú ý", thay vào đó nước này đang tìm kiếm những sự nhượng bộ về chính trị và kinh tế từ Mỹ, các đồng minh và cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn, với mục tiêu bao trùm là được quốc tế công nhận như một cường quốc hạt nhân.

Trong lịch sử, một phương tiện mà Triều Tiên đã tìm cách tận dụng để đạt được những nhượng bộ về kinh tế và chính trị là tiến hành các hành động khiêu khích, với hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sau đó sẽ lắng nghe, nếu không chấp nhận mong muốn của Bình Nhưỡng. Màn khẩu chiến giữa cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un là ví dụ tiêu biểu.

Tuy nhiên, vào thời điểm mà cộng đồng quốc tế vẫn tập trung vào cuộc chiến tại Ukraine, hành vi hiếu chiến của Triều Tiên có thể có hai tác động, cả hai đều không mang lại tiến bộ cụ thể thực sự nào đối với mong muốn chính sách đối ngoại rộng lớn hơn của Bình Nhưỡng.

Tất nhiên, việc trước tiên tiến hành các vụ thử tên lửa ở phạm vi lớn hơn và mức độ tinh vi hơn sẽ cho phép Triều Tiên tiếp tục câu giờ. Với sự chú ý của toàn cầu hướng đến Đông Âu, khả năng cộng đồng quốc tế sẽ thực thi các biện pháp trừng phạt đa phương hoặc song phương hơn nữa đối với Triều Tiên, nếu nước này tiếp tục các vụ thử tên lửa, vẫn còn thấp.

Điều đó nói lên rằng, nếu một vụ thử hạt nhân nữa được tiến hành - lần gần đây nhất diễn ra vào năm 2017 - thì phản ứng quốc tế có thể rõ rệt hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi Triều Tiên không phải gánh chịu thiệt hại từ các lệnh trừng phạt, thì hiện tại, nước này cũng khó thu lại được gì từ cộng đồng quốc tế.

Các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Triều Tiên

Bài phát biểu của ông Kim Jong-un trước các quan chức Đảng Lao động Triều Tiên vào tháng 12 năm 2021 đề cập không nhiều các ưu tiên chính sách đối ngoại trong năm 2022, trái ngược với các bài phát biểu của ông vào những năm trước. Chẳng hạn, không có đề cập rõ ràng nào về Mỹ, cũng như không tập trung dài dòng vào quan hệ liên Triều. Đó là một điều bất ngờ, vì những vấn đề này vẫn tiếp tục có ý nghĩa đối với các toan tính của Triều Tiên.

Điều đó nói lên rằng, lập trường ủng hộ Nga của Bình Nhưỡng đối với cuộc chiến tại Ukraine ngày càng trở nên rõ ràng theo thời gian, ngay cả khi những bình luận từ truyền thông nhà nước về vấn đề này đã không còn thường xuyên.

Triều Tiên thậm chí còn khẳng định Mỹ là "nguyên nhân gốc rễ" của cuộc khủng hoảng Ukraine, những hành động như vậy cho thấy chính quyền Bình Nhưỡng đang cố gắng áp dụng các chiến thuật khiêu khích truyền thống để tiếp tục miêu tả Washington như một "kẻ hiếu chiến", mà Triều Tiên có mọi lý lẽ để tiếp tục xây dựng quân đội.

Các vụ thử tên lửa gần đây, mặc dù không phải là phản ứng trực tiếp đối với cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine, nhưng cho thấy Bình Nhưỡng tiếp tục theo đuổi việc phát triển tên lửa có tầm bay xa hơn trong năm nay, như đã chứng minh vào tháng 1.

Triều Tiên tuyên bố rằng họ đã tiến hành các cuộc thử nghiệm "vệ tinh do thám" vào ngày 26/2 và ngày 4/3. Tuy nhiên, một tuyên bố gần đây của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết rằng các cuộc thử nghiệm này liên quan quan trọng đến hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới, ngay cả khi chúng "đã không chứng minh tầm bắn của ICBM. ”

Tiết lộ về Hwasong-17, được mệnh danh là "tên lửa quái vật" với khả năng mang nhiều đầu đạn, vào ngày 10/10 năm 2020, đã khiến các nhà phân tích và chính trị gia nghi ngờ về việc Triều Tiên sẽ sớm tiến hành phóng thử tên lửa này trong năm nay.

Thật vậy, chuyến thăm gần đây của ông Kim đến Bãi phóng vệ tinh Sohae cho thấy khả năng có thêm các vụ thử tên lửa, được coi là một phần của chương trình vệ tinh của Triều Tiên. Bằng ngôn ngữ uyển chuyển thông thường, ông Kim đã nói rõ về việc các vụ phóng "vệ tinh" sẽ diễn ra như thế nào; khả năng Bình Nhưỡng ngụy trang vụ phóng ICBM thành một vụ phóng "vệ tinh" là rất cao.

Chính quyền "diều hâu" tại Hàn Quốc

Cộng đồng quốc tế sẽ phản ứng như thế nào đối với các hành động của Triều Tiên, ngoài sự lên án khoa trương và áp đặt các lệnh trừng phạt vẫn chưa rõ ràng. Vào ngày 12/3, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt nhắm vào các cá nhân Triều Tiên tại Nga và các công ty của Nga, chịu trách nhiệm hỗ trợ việc bán tên lửa của Triều Tiên.

Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã lên tiếng chỉ trích chính sách đối ngoại “chủ yếu được điều chỉnh để cải thiện quan hệ với Triều Tiên” của chính quyền Tổng thống Moon Jae-in trong 5 năm qua.

Ngay cả khi ông Yoon nhậm chức, sự trì trệ trong các chính sách của Hàn Quốc đối với Triều Tiên, vẫn là một khả năng có thể xảy ra. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Ukraine cũng ảnh hưởng rộng hơn đến các ưu tiên chính sách đối ngoại của Hàn Quốc. Việc Hàn Quốc gần đây đã ngừng giao dịch với ngân hàng trung ương của Nga và cam kết hạn chế xuất khẩu sang Nga, có vẻ là một động thái quyết định, nhưng chính Seoul chỉ theo sau các động thái trừng phạt của Mỹ và EU.

Cả Triều Tiên và Hàn Quốc cũng sẽ chú ý đến cách cuộc khủng hoảng Ukraine diễn ra liên quan đến leo thang hạt nhân. Đối với Triều Tiên, việc Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt các lực lượng hạt nhân của mình trong tình trạng báo động cao cách đây vài tuần đã làm nổi bật giá trị của vũ khí hạt nhân đối với các mục đích răn đe và phòng thủ.

Còn với Hàn Quốc, việc Nga đưa quân sang Ukraine cũng nhấn mạnh tốc độ nhanh chóng mà cuộc xung đột có thể leo thang. Khi dư luận toàn cầu tập trung vào Ukraine, nhiều khả năng nguyện vọng hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên sẽ tiếp tục.

Tuy nhiên, ngay cả khi các lệnh trừng phạt được áp đặt đối với Triều Tiên, khả năng né tránh của Bình Nhưỡng cho đến nay vẫn không làm giảm mong muốn của nước này về vị thế được công nhận của một cường quốc hạt nhân.

Theo The Diplomat
Bình luận
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
(Ngày Nay) - Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận và dự Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
(Ngày Nay) - Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 28/3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc 38 học sinh Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tuệ Đức (Trường Tuệ Đức, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) nghi bị ngộ độc thực phẩm, ngày 28/3, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan.
Phiên livestream 14 tiếng của "Anh tài" Quốc Thiên. Ảnh: Znews
Livestream bán hàng: Cầu nối gần gũi hay rủi ro mất đi hào quang nghệ sĩ?
(Ngày Nay) - Trong quá khứ, hình ảnh nghệ sĩ thường gắn liền với sự hào nhoáng và xa xỉ. Họ xuất hiện trên những tấm pano khổng lồ, đại diện cho các thương hiệu lớn với hợp đồng quảng cáo trị giá hàng tỷ đồng, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp. Những chiến dịch quảng cáo nước hoa, xe hơi hay thời trang cao cấp đã định hình nghệ sĩ như biểu tượng của sự thành công, đôi khi xa cách với đời sống thường nhật. Tuy nhiên, thời đại số đã thay đổi nhận thức của công chúng .