Cái Tết cuối cùng của Chợ Cũ Sài Gòn

(Ngày Nay) - Mai này, người Sài Gòn có thể chỉ còn biết đến cái tên Chợ Cũ qua tác phẩm của Vương Hồng Sển hay một vài tư liệu nào đó về Sài Gòn xưa.
Ngày và đêm trong suốt hơn 80 năm cuộc đời của bà cụ Lương Ý gắn bó với Chợ Cũ.
Ngày và đêm trong suốt hơn 80 năm cuộc đời của bà cụ Lương Ý gắn bó với Chợ Cũ.

Sau Tết Đinh Dậu, Chợ Cũ Tôn Thất Đạm sẽ bị giải toả trắng. Phiên chợ Tết cuối cùng chứa đựng nhiều lưu luyến, không chỉ bởi đồ ở Chợ Cũ xưa nay nổi tiếng ngon nhất xứ, mà còn vì chợ đi cùng đời sống thăng trầm của những người vào đất phương nam lập nghiệp từ trăm năm trước.

Chợ Cũ thời vang bóng

Cái tên Chợ Cũ đã được học giả Vương Hồng Sển nhắc tới ngay ở phần tựa của tác phẩm “Sài Gòn năm xưa” (năm 1960). Nhưng đoạn ký ức về Chợ Cũ của Vương Hồng Sển có từ những năm 1919, năm mà người cha đưa ông lên Sài Gòn học trường lớn.

Học giả Vương Hồng Sển viết: “Con bắt đầu nếm mùi cháo cá Chợ Cũ, hủ tíu Chợ Mới, xem hát thì Chùa Bà Chợ Lớn, nhai thịt bò kho thằng Lù, có năm cắc leo chuồng gà ngồi coi hát Tây, và cảnh không còn gặp nữa là: bữa bữa hai cha con thượng cao lâu ăn cơm xá xíu”.

Cái Tết cuối cùng của Chợ Cũ Sài Gòn ảnh 1Chợ Cũ năm 1968. Ảnh tư liệu.

Không chỉ có cháo cá, Chợ Cũ còn nổi tiếng bởi cà phê dĩa, cơm thố của những đầu bếp người Hoa di cư. Ngày nay, vẫn còn một tiệm cơm thố ở số 67 Tôn Thất Đạm, với những món ngon nức tiếng như hầm vĩ chưng hột vịt, sườn xào chua ngọt, gà tiềm thuốc bắc…

Ít ai biết, Chợ Cũ đã từng mang cái tên Bến Thành. Đó là một khu chợ sầm uất nằm ven kênh Thị Vải, nối sông Sài Gòn với khu vực buôn bán trù phú của các doanh nhân người Hoa, người Ấn Độ. Ngang hông bên phải chợ là đường Ngô Đức Kế ngày nay, còn hông bên trái là đường Hải Triều.

Tờ Le Monde Illustré năm 1864 có tả về Chợ Cũ: “Các mặt hàng chính mà người ta tìm thấy ở chợ Sài Gòn bao gồm ngũ cốc, rau quả đủ các loại, gạo, đường, dứa, trà, hạt tiêu, dừa và đủ tất cả các loại trái cây của vùng nhiệt đới”.

Theo tác giả Nguyễn Đức Hiệp trong cuốn Sài Gòn – Chợ Lớn ký ức đô thị và con người, kênh Chợ Vải được lấp vào năm 1887. Lý do chính để lấp kênh là vì vấn đề vệ sinh và y tế.

Trước đó, việc lấp kênh Chợ Vải gặp phải sự chống đối từ các nhà buôn bán kinh doanh dọc hai bên bờ kênh, vốn sống nhờ hàng hoá di chuyển bằng ghe thuyền, nên mãi đến năm 1887 kênh mới thật sự được lấp. Đại lộ mới được đặt tên là Charner, sau này là phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Cái Tết cuối cùng của Chợ Cũ Sài Gòn ảnh 2Chợ Cũ nhìn về hướng bến Bạch Đằng. Ảnh chụp lại từ cuốn Sài Gòn – Chợ Lớn ký ức đô thị và con người.

Cùng với sự biến mất của kênh Chợ Vải, khu Chợ Cũ cũng bị phá đi để xây toà nhà ngân khố mới thay thế toà ngân khố cũ trên đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi). Chợ Mới (chợ Bến Thành ngày nay) được xây dựng cách đó không xa, dường như đã đặt một dấu chấm hết cho thời kỳ hoàng kim của Chợ Cũ.

Buồn vui, sướng khổ với Chợ Cũ

Nhưng Chợ Cũ vẫn sống dù không phải bằng vẻ rạng rỡ của cột gạch, lợp ngói thuở nào. Đó là những cây dù, những sạp hàng trông như cái chòi dựng trên vỉa hè đường Tôn Thất Đạm sau này. Và danh tiếng chợ của đồ ăn ngon, cá tôm rươi rói thì vẫn còn.

Một sáng cuối năm, bà Lương Ý (hơn 80 tuổi) cặm cụi tại gian hàng nhỏ ở Chợ Cũ. Sạp hàng này đã nuôi lớn nhiều thế hệ trong gia đình bà. Bà Lương Ý là một trong số những người gốc Hoa gắn bó đời mình với khu chợ vỉa hè lâu đời này.

“Tôi sinh ra bên Trung Quốc nhưng gia đình di cư sang đây từ ngày rất nhỏ. Còn nhớ hồi bé, tôi đã chạy quanh chợ bán hành, ngò”, bà Lương Ý nhớ lại.

Giờ bà vẫn bán hành ngò, dừa nạo cùng vài món đồ nhỏ nhỏ. Tay bà đã run, mắt kém hơn, gói đồ cho khách đã ra chiều lóng ngóng nhưng vẫn bám lấy sạp mà bán buôn qua ngày. Ngày và đêm của bà đều diễn ra ở Chợ Cũ. Đêm bà trải chiếu ngủ trước cửa ngân hàng. “Nhưng giờ người ta cũng sắp đuổi rồi”, bà bảo.

Hỏi bà nếu Chợ Cũ đóng cửa, bà sẽ đi đâu, bà nói mình già rồi, có thể sẽ về quê ở dưới Bình Dương để con cháu nuôi. “Nhưng sẽ nhớ Chợ Cũ lắm”, bà cười nhưng giọng cứ nghẹn lại.

Cái Tết cuối cùng của Chợ Cũ Sài Gòn ảnh 3Tết Đinh Dậu sẽ là cái Tết cuối cùng của ngôi chợ nhiều thăng trầm này.

Kế bên quầy hàng của bà Lương Ý là quầy tạp hoá của chị Đặng Giàu. Má chị đã bán ở đây 60 năm, rồi đến chị cũng đã hơn 30 năm. Đời bà ngoại đã bán hàng ở Chợ Cũ.

Trong ký ức của chị Giàu, chợ có từ lâu lắm rồi. Có trước khi chị 10 tuổi, thường ra Chợ Cũ phụ mẹ buôn bán. Chị nhớ chợ ngày xưa sầm uất hơn, tấp nập người mua kẻ bán, từ hàng khô đến đồ mỹ phẩm.

Với nhiều người, chợ là cuộc sống, là nghề được truyền lại từ đời bà ngoại. Đó là nguồn sống của những gia đình 3-4 thế hệ. “Chợ nhỏ nên mọi người ai cũng biết nhau. Biết bao nhiêu kỷ niệm gắn liền với Chợ Cũ ở góc Tôn Thất Đạm này”, chị Đặng Giàu chia sẻ.

Bà Vũ Thị Ngọc (73 tuổi) đã bán ở đây 40 năm, trước đó là mẹ và bà ngoại. Giờ đây, những cô con gái của bà Ngọc cũng bám lấy Chợ Cũ kiếm kế sinh nhai quanh sạp đậu hũ.

“Vui buồn, khổ sở cũng gắn với khu chợ này. Bà ngoại tôi bán ở đây từ lâu lắm rồi. Ngày xưa, Chợ Cũ sung túc lắm, nổi tiếng với đồ ăn ngon. Cá tôm từ dưới sống đưa lên tươi rói”, bà Ngọc hồi tưởng.

Sau Tết này, ngôi chợ trăm tuổi sẽ đóng lại cùng với những ký ức của một phần cư dân đô thị Sài Gòn. Có thể chỉ 5 năm nữa, người Sài Gòn chỉ còn biết đến cái tên Chợ Cũ qua tác phẩm của Vương Hồng Sển hay một vài tư liệu nào đó về Sài Gòn xưa.

Nhưng tiếng rao giữa lòng Sài Gòn cùng cái không khí kẻ mua người bán sầm uất, đậm màu xưa cổ ngay giữa trung tâm, xung quanh là những toà nhà chọc trời sẽ đi vào vùng ký ức của người xưa mỗi khi Tết đến...

Theo Zing
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.