Cảm động vợ ung thư "tâm" hướng về chồng chiến đấu ở Hoàng Sa

Biết mình mắc bệnh ung thư, không nỡ để chồng phải xao động tư tưởng khi đang làm nhiệm vụ thiêng liêng nơi đầu sóng ngọn gió, chị Hòa nhờ người thân đưa ra Hà Nội chữa bệnh.
Cảm động vợ ung thư "tâm" hướng về chồng chiến đấu ở Hoàng Sa

Người đàn bà đi trong “tâm bão”

Chị là Trần Thị Hòa (SN 1983, ở thôn Thạch Bàn, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), hiện đang phải điều trị căn bệnh ung thư buồng trứng tại bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội). Một điều đặc biệt hơn, chị Hòa là vợ của Thượng úy Nguyễn Quốc Huy – chính trị viên tàu cảnh sát biển 2016.
Cảm động vợ ung thư "tâm" hướng về chồng chiến đấu ở Hoàng Sa - anh 1

Chị Trần Thị Hòa vợ của Thượng úy Nguyễn Quốc Huy.

Vào những ngày đầu tháng 6/2014, con tàu CSB 2016 – nơi anh Huy đang làm nhiệm vụ đã bị tàu Trung Quốc đâm thủng nhiều chỗ, đồng thời, chúng còn liên tiếp phun vòi rồng vào ống khói, nhằm làm cho tàu Việt Nam bị mất kiểm soát. Khi ấy, tất cả các chiến sĩ và phóng viên đang tác nghiệp đều được lệnh vào trong cabin để tránh gặp nguy hiểm.

Thế nhưng, Thượng úy Nguyễn Quốc Huy lại một mình dũng cảm, mưu trí lao ra boong tàu, kiên trì bám trụ hơn 1 tiếng trong tình cảnh hết sức nguy hiểm để ghi lại những hình ảnh, những thước phim sinh động và chân thực nhất về thái độ hung hãn của Trung Quốc, lấy đó làm bằng chứng tố cáo Trung Quốc trước dư luận quốc tế.

Ít người biết, phía sau hành động dũng cảm của người chiến sĩ mặc sắc phục lính biển ấy là người vợ ở đất liền ngày ngày đang “dũng cảm” đối chọi với căn bệnh ung thư quái ác.

Cảm động vợ ung thư "tâm" hướng về chồng chiến đấu ở Hoàng Sa - anh 2

Thượng úy Nguyễn Quốc Huy – chính trị viên tàu cảnh sát biển 2016.

Trước đó, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cũng là ngày anh Huy - chồng chị phải xa gia đình đi làm nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ Quốc. Thời gian ấy, bao biến cố đã xảy ra với gia đình anh khi người vợ trẻ biết tin mình mắc căn bệnh ung thư quái ác.

Không nỡ để chồng phải xao động tư tưởng khi đang làm nhiệm vụ thiêng liêng nơi đầu sóng ngọn gió, chị Hòa nhờ người thân đưa ra Hà Nội chữa bệnh. Nhập viện, chị vẫn cố tỏ ra mạnh mẽ, khác hẳn với vẻ bề ngoài tiều tụy mà ai nhìn vào cũng ái ngại. Chị bảo, nếu mình càng yếu đuối thì làm sao chồng có thể an tâm chắc tay súng nơi biển đảo được.

Cảm động vợ ung thư "tâm" hướng về chồng chiến đấu ở Hoàng Sa - anh 3

Chị Trần Thị Hòa đang được các bác sĩ tại bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội) tận tình chăm sóc.

Trải qua 2 cuộc phẫu thuật và 6 đợt điều trị hóa chất, sức khỏe của chị đã ổn định hơn. Nằm trên giường bệnh, ánh mắt chị Hòa vẫn bình thản kể về quá trình phát hiện căn bệnh quái ác.

Đó là lúc chị mang bầu lần thứ hai được hơn 4,5 tháng thì tự nhiên bụng bị đau. Khi chị Hòa sinh con, gia đình nhận được thông báo trong người chị có tế bào lạ, cần phải đi khám ngay. Lúc đầu, chị kiên quyết không chịu đến Bệnh viện nhưng chồng và mọi người động viên mãi, cuối cùng chị mới chịu đi khám. Các bác sĩ thông báo hung tin chị bị mắc căn bệnh ung thư buồng trứng, giai đoạn 2. Nghe tin dữ, vợ chồng chị Hòa như ngã quỵ, chỉ mong bác sĩ nói nhầm.

Không đầu hàng số phận

Từ lúc nhận được tin xấu, chị suy sụp tinh thần, không ăn uống được gì, chỉ nằm khóc vì thương hai con còn bé dại. Riêng anh Huy cũng suy sụp không kém nhưng vẫn cố gắng gượng để động viên vợ. Sau khi chị Hòa phẫu thuật được 2 ngày, anh điện cho gia đình đưa gấp con trai lớn lúc này mới được 2 tuổi lên bệnh viện thăm mẹ. “Mãi sau này chồng em mới nói là lúc đấy anh hoang mang lắm, cứ nghĩ em sắp chết nên cho con lên để nhìn mặt mẹ”, chị kể lại.

Cảm động vợ ung thư "tâm" hướng về chồng chiến đấu ở Hoàng Sa - anh 4

Hàng ngày, chị Hòa vẫn theo dõi mọi tin tức của chồng qua báo chí.

Gặp con, chị Hòa như được tiếp thêm sức mạnh để chiến đấu với bệnh tật. Chị nghĩ, không thể buông xuôi mọi chuyện khi 2 con còn quá thơ dại. Chị bắt đầu tìm hiểu thông tin về căn bệnh trên sách báo, trên mạng và học cách bảo vệ mình trước sự tấn công của bệnh tật. Động lực để chị quyết tâm đối diện, vượt qua căn bệnh hiểm nghèo là những đứa con thơ tội nghiệp thiếu sữa và đôi bàn tay ôm ấp của chị.

Kể từ khi xác định được như vậy, tinh thần chị cũng thoải mái hơn rất nhiều. Mỗi lần ra Hà Nội hóa trị, chị cũng tự mình lo lắng mọi việc để mọi người khỏi bận tâm nhiều. Đặc biệt, chị không muốn cha mẹ chồng già yếu phải vất vả thêm. Chị chỉ mong, hai ông bà cố gắng chăm sóc hai đứa con của mình là vui rồi.

Nói về sức mạnh đã giúp mình vượt qua mọi sự cô đơn, buồn tủi, bởi khi gặp biến cố hay cần một bờ vai đều không có chồng ở bên cạnh, chị Hòa không giấu nổi những giọt nước mắt, chị nghẹn ngào: “Động lực lớn nhất giúp tôi vượt qua mọi khó khăn chính là 2 đứa con con nhỏ dại, vì chúng còn nhỏ nên rất cần sự chăm sóc, tôi chỉ muốn tạm ổn sức khỏe để còn thay chồng chăm sóc cho các con. Một động lực lớn lao nữa, chính là người chồng dũng cảm của tôi, đang quên cả thân mình để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đất nước. Tôi nhất định phải là một hậu phương vững chắc, là điểm tựa niềm tin để anh yên tâm công tác”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.