Cấm học sinh tô son: Quy định chủ yếu mang tính chất đánh động!

Ngày 18/9 vừa qua, bản thông báo "cấm học sinh nữ tô son khi đến trường" của trường THPT Lômônôxốp (Hà Nội), lan truyền mạnh trên trên mạng xã hội. Quy định mới này đã gây xôn xao dư luận và nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều.
Cấm học sinh tô son: Quy định chủ yếu mang tính chất đánh động!
Cấm học sinh tô son: Quy định chủ yếu mang tính chất đánh động! - anh 1

Quy định cấm học sinh nữ to son khi đến trường của Trường THPT M.V. Lômônôxốp

Nội dung văn bản quy định rõ: ““Thực hiện nội quy nhà trường, căn cứ ý kiến của CMHS (cha mẹ học sinh) trong Hội nghị Ban đại diện CMHS nhà trường ngày 6/9/2015, để đảm bảo sự an toàn cho học sinh trước hiện tượng bán son giả tràn lan trên thị trường, không kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng cũng như thời hạn sử dụng, Ban giám hiệu nhà trường quyết định bắt đầu từ 7h sáng ngày 21/9/2015 tất cả các học sinh nữ không được tô son khi đến trường.

Bảo vệ và bộ phận đức dục trực ngoài cổng trường không cho học sinh nữ tô son mỗi khi vào trường.

Giáo viên bộ môn dạy trên lớp không cho học sinh tô son môi vào lớp học. Nhà trường kiểm tra phát hiện thấy học sinh nữ nào tô son môi trong lớp học thì lớp đó sẽ phải chịu sự phê bình nghiêm khắc của nhà trường. Giáo viên bộ môn dạy tiết đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu.

Bộ phận đức dục và giám thị kiểm tra hành chính đột xuất các lớp học, học sinh nữ nào mang son môi thì giữ lại và mời CMHS lên nhận lại.

Các bộ phận hành chính như văn phòng, thu ngân, đoàn đội không giải quyết các thủ tục hành chính cho các học sinh nữ tô son môi.

Trong buổi họp tổ, nhóm bộ môn ngày 17/9/2015 trưởng các bộ môn đọc thông báo này cho giáo viên trong bộ môn biết và thực hiện.

Trong giờ sinh hoạt lớp ngày 18/9/2015, giáo viên chủ nhiệm cũng trao đổi với học sinh nữ về nội quy nhà trường, về sự mong muốn của cha mẹ học sinh, tác hại của việc dùng son môi kém chất lượng để học sinh nữ hiểu và tự giác thực hiện 100% học sinh nữ ký tên vào phía sau thông báo này và giáo viên chủ nhiệm nộp về cho hai đồng chí giám thị trước 14h30 chiều 18/9/2015”.

Cấm học sinh tô son: Quy định chủ yếu mang tính chất đánh động! - anh 2

Trường THPT M.V. Lômônôxốp

Quy định mới này của trường THPT Lômônôxốp đã gây xôn xao dư luận và nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều.

TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) bày tỏ quan điểm về vấn đề này trên VTC: “Tôi nghĩ việc có những quy định hơi khắt khe một chút về trang phục trong nhà trường cũng là điều bình thường. Trẻ đang tuổi teen, còn chưa hiểu biết rộng và sâu về cuộc sống, dễ sa ngã. Quy định nghiêm khắc cũng hợp lý”.

Bên cạnh đó, TS Hương cũng chia sẻ thêm việc quy định cấm nữ sinh tô son khi tới trường cũng giúp giữ một môi trường công bằng hơn trong trường lớp.

“Vì có thể có các bạn gia cảnh khó khăn hơn, không có điều kiện trang điểm. Nếu để tự do, chắc các bạn đó sẽ buồn và tủi thân”, TS Hương chia sẻ.

Trao đổi với báo Công lý, TS. tâm lý Bùi Hồng Quân cho rằng, việc cấm học sinh dùng son khi tới trường là có lý của các nhà làm giáo dục.

TS. Bùi Hồng Quân lý giải, ở lứa tuổi học sinh quan trọng nhất đối với các em là chuyện học hành, là bài vở chứ không phải là việc làm đẹp. Chú ý tới vẻ đẹp bề ngoài, vẻ đẹp hình thể quá sớm có thể khiến các em lơ là, sao nhãng trong việc học.

Đồng thời, TS. Bùi Hồng Quân nhấn mạnh, trong môi trường giáo dục, đẹp về mặt hình thức không thể nào thay thế được vẻ đẹp về trí tuệ.

Bà Vũ Thị Phương Anh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội, chia sẻ với Thanh Niên: “HS thành thị ở lứa tuổi này, rất thích thể hiện mình qua hình thức. Nếu không đưa vào nội quy thì các em sẽ “mặc sức” son phấn, nhuộm tóc lòe loẹt. Rất không nên. Trường chúng tôi yêu cầu HS không trang điểm, không đeo khuyên tai, không nhuộm tóc, đánh móng tay, không để các kiểu tóc kỳ quái… khi đến trường”.

Tuy nhiên, cũng theo bà Phương Anh, quy định như vậy, nhưng nếu các em có đánh chút son hồng đến lớp thì cũng có thể cho qua hoặc nhắc nhở nhẹ nhàng, chứ không đến mức có hẳn một bộ phận túc trực để không cho vào lớp hoặc không giải quyết khi HS đến làm thủ tục hành chính như ở trường Lomonoxop. “Chúng tôi chỉ nghiêm khắc xử lý với những HS trang điểm, quá lòe loẹt, phản cảm, không phù hợp với môi trường học đường”, bà Phương Anh nói.

Ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch HĐQT trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cũng bày tỏ quan điểm về vấn đề này trên báo Vietnamnet: "Trang phục, trang điểm đến trường đối với học sinh, nhất là học sinh nữ hiện nay rất quan trọng. Chuyện trang điểm là vấn đề thẩm mỹ và nhu cầu riêng của các em do đó không nên quá độc đoán, cứng nhắc. Nếu các em vẽ lông mày, tô son quá đậm hay xăm trổ thì giáo viên, nhà trường can thiệp. Nên lấy ý kiến của học sinh khi thực hiện các việc này."

"Trường tôi không có quy định cấm học sinh trong chuyện ăn mặc, trang điểm. Giáo viên khi thấy học sinh có chuyện trang điểm hay ăn mặc quá lên thường sẽ trao đổi trực tiếp với học sinh hoặc đưa vấn đề ra trước lớp để cùng thảo luận, thống nhất cách làm", thầy Lâm cho biết.

Cũng trên Vietnamnet, ông Nguyễn Xuân Lâm, Hiệu phó THPT Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: "Trường chưa có quy định cấm học sinh không được tô son môi đến lớp. Nếu các em tô chút cho phớt hồng, đẹp đôi môi cũng không sao. Chỉ trường hợp các em làm quá thì nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và giám thị mới nhắc nhở. Tuy nhiên việc nhiều em tô son môi quá đậm đến lớp ở trường tôi không nhiều trừ những ngày lễ hội của trường."

Sáng 23/9, trao đổi với Vietnamnet, Hiệu trưởng Trường THPT M.V. Lômônôxốp, Nguyễn Quang Tùng cho biết yêu cầu học trò không tô son môi đến trường "chủ yếu mang tính chất đánh động để trò ý thức tự bảo vệ mình, tập trung vào việc học".

Vị hiệu trưởng cũng chia sẻ: "Trường không cấm các em trang điểm nhẹ, dưỡng môi khi đến lớp và không phải vì chuyện này mà đánh giá đạo đức của các em. Vào các dịp cuối tuần, ngoại khóa, dạ hội học sinh trong trường vẫn được tô son đậm, ăn mặc các trang phục khá đẹp".

Ông Tùng cũng thẳng thắn: "Hướng đi của trường là giáo dục toàn diện cho học sinh. Nếu cách thức thực hiện chưa hợp lý trường sẽ có sự điều chỉnh. Nhà trường cũng cảm ơn dư luận xã hội đã có những phản biện để nhà trường làm tốt hơn công tác giáo dục học sinh".

Được biết, trong tuần này, Trường THPT M.V. Lômônôxốp sẽ mời một học sinh cũ của trường hiện là giám đốc một công ty mỹ phẩm về nói chuyện, định hướng cho các em học sinh trang điểm sao cho nhẹ nhàng, không độc hại và phù hợp với môi trường giáo dục.

Xem thêm:

- Trường THPT "cấm" học sinh viết status dễ gây hiểu lầm trên facebook

- GS Lân Dũng: Ai cũng tự phong giáo sư sẽ “loạn” mất…

Tuấn Minh (t/h)

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.