'Canh bạc Ukraine' của ông Putin

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Giới chuyên gia nhận định việc Tổng thống Vladimir Putin tăng cường quân đội tại biên giới giáp Ukraine là một phần trong nỗ lực của Nga nhằm đảm bảo và dàn dựng các điều khoản trong hội nghị thượng đỉnh mới với Tổng thống Mỹ Joe Biden.
'Canh bạc Ukraine' của ông Putin

Một lý do khác đó là Nga muốn cảnh báo với phương Tây rằng họ nên ngừng giúp Ukraine nâng cấp quân đội và chính quyền Kyiv nên tránh leo thang xung đột gay gắt với phe ly khai do Nga hậu thuẫn ở miền Đông Ukraine.

Các quan chức Mỹ, NATO và Ukraine trong những tuần gần đây đã lên tiếng cảnh báo về sự gia tăng quân số của Nga tại khu vực biên giới phía tây.

Ý định của Nga vẫn chưa rõ ràng và căng thẳng Đông-Tây đang lên cao với việc Ukraine, Nga và NATO đều tiến hành các cuộc tập trận quân sự, trong khi phía Moscow cáo buộc Washington đang diễn tập một cuộc tấn công hạt nhân giả định nhắm vào Nga hồi đầu tháng.

Trong khi canh bạc Ukraine của ông Putin có nhiều mục tiêu và không thể loại trừ một cuộc tấn công nhắm vào Ukraine, một trong những ưu tiên của chính quyền Moscow là thu hút sự chú ý của Tổng thống Biden để ông đồng ý tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khác mà tại đó ông và Putin có thể giải quyết những lo ngại của Nga về Ukraine.

"Putin cần một cuộc gặp thượng đỉnh khác với Biden", Andrey Kortunov, người đứng đầu RIAC, một tổ chức tư vấn chính sách đối ngoại ở Moscow, nhận định. "Rõ ràng bây giờ ông ấy tin rằng người châu Âu thực sự không thể làm được gì nhiều nếu không có người Mỹ, và Tổng thống Mỹ đã thay mặt liên minh phương Tây đưa ra quyết định cuối cùng về các biện pháp an ninh của châu Âu."

Tổng thống Putin cảm thấy bất an về viện trợ quân sự của Mỹ và NATO cho Ukraine và muốn phương Tây đảm bảo rằng Kyiv không leo thang xung đột ở Donbass, miền Đông Ukraine, nơi quân ly khai do Nga hậu thuẫn đã chiến đấu với lực lượng chính phủ Ukraine từ năm 2014.

Các cuộc giao tranh lớn ở Donbass đã kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn vào năm 2015.

Kyiv muốn lấy lại vùng lãnh thổ này, nhưng nói rằng họ đang tập trung vào việc phòng thủ và không có kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công. Ukraine cũng cáo buộc Nga đang toan tính một cuộc xâm lược mới.

Điện Kremlin cho biết các cuộc đàm phán hậu trường đang được tiến hành với Nhà Trắng để tổ chức một hội nghị thượng đỉnh tiếp theo. Tờ Kommersant của Nga đưa tin trong tháng này rằng hội nghị thượng đinh Nga-Mỹ có thể diễn ra vào đầu năm 2022.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định rằng hai nước nên tiếp tục gặp mặt và liên lạc giữa hai tổng thống nên được kéo dài.

Trong khi đó, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki cho biết phía Mỹ chưa có dự định tổ chức hội nghị thượng đỉnh, nhưng chính quyền Washington đang thảo luận về Ukraine với các quan chức Nga.

"Khủng hoảng tên lửa Cuba"

Ông Putin đã thu hút sự chú ý của Nhà Trắng một lần trong năm nay bằng cách điều quân áp sát Ukraine. Động thái này làm dấy lên lo ngại về một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. Tới ngày 16/6, Nga và Mỹ đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Geneva.

"Rõ ràng, kể từ tháng 4, Moscow đã phát hiện ra rằng viễn cảnh một cuộc 'khủng hoảng tên lửa Cuba' ở Ukraine có thể rất hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của chính quyền Biden và khơi dậy mong muốn của ông ấy về một mối quan hệ cá nhân với Putin", Vladimir Frolov, một cựu quan chức ngoại giao Nga tại Mỹ, cho biết. "Tất nhiên, Nga sử dụng điều này như một đòn bẩy chính trị đối với Mỹ, vì điều cuối cùng mà Biden muốn vào thời điểm này là một cuộc xung đột tại Ukraine."

Trong một bài phát biểu vào tuần trước, Tổng thống Putin nói rằng Nga không muốn chiến tranh, nhưng cho rằng vị thế của Nga ở Đông Âu đang mang lại một số lợi ích và khiến các đối thủ của nước này phải chú ý.

“Những cảnh báo gần đây của chúng tôi đã có tác dụng nhất định: căng thẳng đã nảy sinh ở đó. Điều quan trọng là họ phải duy trì trạng thái này càng lâu càng tốt, để họ không xảy ra một cuộc xung đột nào đó ở biên giới phía tây của chúng ta. Chúng ta không cần một cuộc xung đột mới", ông Putin khẳng định.

Trong nhiều năm, "lằn ranh đỏ" của Moscow đã ngăn cản Ukraine đạt được tham vọng gia nhập liên minh NATO.

Nhưng chuyên gia Vladimir Frolov cho biết các hình thức hỗ trợ quân sự của phương Tây dành cho Ukraine đã khiến Điện Kremlin khó chịu.

“Các lằn ranh đỏ của Nga đã thay đổi: nó không còn là Ukraine gia nhập NATO nữa mà là NATO hiện diện ở Ukraine”, ông Frolov nói.

Theo Reuters
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.