Cấp dưới oán trách bị cáo Trịnh Xuân Thanh

(Ngày Nay) -"Anh có bao giờ tự vấn lương tâm là vì ai mà bao nhiêu con người phải đứng ở phiên tòa?", Lương Văn Hoà trách sếp cũ Trịnh Xuân Thanh.
 
Cựu tổng giám đốc PVN Phùng Đình Thực. Ảnh: TTXVN
Cựu tổng giám đốc PVN Phùng Đình Thực. Ảnh: TTXVN

Sáng 14/1, bào chữa bổ sung phần luật sư, bị cáo Lương Văn Hoà (cựu giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng, Quảng Trạch) nói tự nguyện khai báo về số tiền bị nghi tham ô ngay khi chưa bị cơ quan điều tra hỏi tới.

"Bị cáo không lấy, chỉ rút tiền theo chỉ đạo của lãnh đạo công ty, chuyển tiền về cho PVC", ông Hoà nói.

Ông Hoà cho hay tại phiên toà hôm qua, bị cáo Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch HĐQT PVC) có ý nói buộc tội với mình. Do vậy, hôm nay trước sự tham dự của cả hai gia đình, ông Hoà đề nghị sếp cũ "không buộc tội bị cáo hay người khác khi bào chữa".

"Trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa, anh có bao giờ tự vấn lương tâm là vì ai mà bao nhiêu con người phải đứng ở phiên tòa?", ông Hoà nói với ông Trịnh Xuân Thanh.

Cấp dưới oán trách bị cáo Trịnh Xuân Thanh ảnh 1 Đồ hoạ Tiến Thành

 Hai thuộc cấp được sếp PVN bảo vệ

Cựu phó tổng giám đốc PVN Nguyễn Xuân Sơn nói trách nhiệm trong vụ án hoàn toàn thuộc về ban quản lý công trình chứ không phải lãnh đạo Tập đoàn PVN. Việc PVC sử dụng vốn sai mục đích, chưa bao giờ ông được báo cáo. "Nếu biết sai, bị cáo không bao giờ làm", ông Sơn nói.

"Bị cáo nghĩ rằng mình làm việc với tinh thần nhiệt tình hết trách nhiệm, sốt sắng với mục tiêu không chỉ của Tập đoàn mà còn với mục tiêu đảm bảo an ninh nhiên liệu của đất nước. Bản thân bị cáo cũng suýt chết trên bàn làm việc vì tai biến trong lúc làm việc. Nhiều cán bộ PVN cũng làm việc với tinh thần như thế", ông Sơn trình bày.

Cho rằng sai sót này dẫn đến sai sót kia, dẫn đến vốn bị sử dụng sai mục đích, ông Sơn nói "không phục" cách tính thiệt hại của vụ án bởi đã áp "lãi suất cho vay nặng lãi". Theo ông, tính lãi suất phát sinh thì thiệt hại chỉ khoảng 15 tỷ đồng chứ không phải 119 tỷ đồng như bản giám định quy kết. Ông đề nghị có cách tính hợp tình hợp lý, đúng bản chất vấn đề.   

Ông Sơn xin toà xem xét trách nhiệm với ông Nguyễn Ngọc Quý (cựu phó Chủ tịch HĐQT PVC) vì chỉ làm theo chỉ đạo của mình. "Một người hiền lành chủ yếu làm công tác đoàn thể mà vướng lao lý thì nao lòng lắm", ông Sơn nói.

Như cựu phó tổng giám đốc PVN, cựu kế toán trưởng PVN Ninh Văn Quỳnh cũng trong phần tự bào chữa cho mình đã dành thời gian đề nghị xem xét, giảm mức án thấp nhất với ông Lê Đình Mậu (cựu phó trưởng ban kế toán kiểm toán PVN). "Các lần cấp tiền, anh Mậu chỉ làm theo uỷ quyền của bị cáo, giống như "xuất kho" chứ anh Mậu không biết".

Ông Quỳnh cũng trình bày sai phạm bị quy kết trong vụ này của ông là do "làm theo chỉ đạo của cấp trên". Ông Quỳnh cũng không đồng ý với đề nghị trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung như luật sư của mình nêu trước đó.

Bị cáo Phạm Tiến Đạt (cựu kế toán trưởng PVC) khi đến lượt trình bày đã bật khóc, không thể nói thành lời. Sau vài câu tự bào chữa, bị cáo đề nghị toà xem xét trách nhiệm cho bị cáo Quý vì ông này không biết về tài chính kế toán.

Các sếp PVN không nhận đã làm sai 

Cựu phó tổng giám đốc PVN Nguyễn Quốc Khánh tự bào chữa rằng trong quá trình điều tra bị cáo hết sức thành khẩn, khai báo; tự giao nộp hàng trăm trang tài liệu giúp cơ quan điều tra nhanh chóng kết thúc vụ án. Ông đã thành khẩn nhận trách nhiệm dù sai phạm do cấp dưới gây ra, khắc phục 2 tỷ đồng "cho lương tâm thanh thản".

"Đây là bài học cho những người khác khi thực hiện công việc phải luôn luôn đúng quy định của pháp luật. Bị cáo mong muốn HĐXX xem xét và dành cho bị cáo sự khoan hồng, độ lượng giúp bị cáo có cơ hội làm lại cuộc đời", ông Khánh nói.

"Xin toà 15 phút", cựu tổng giám đốc PVN Phùng Đình Thực nói làm tổng giám đốc trong hai năm (7/2009-9/2011), đúng lúc triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và ông làm việc với nguyên tắc công khai, minh bạch.

Ông Thực thanh minh không chỉ đạo PVC và PVPower ký hợp đồng 33, vì thế không "cố ý làm trái" như quy kết của VKS. Việc hai công ty con trên ký hợp đồng 33 là thực hiện theo nghị quyết của HĐTV, đúng quy định pháp luật. Do khối lượng công việc lớn, năm 2011 có trên 48.000 văn bản, HĐTV kết luận nhiều nội dung nhưng "chắc chắn không có một ai nói hợp đồng 33 không có giá trị pháp lý". Nếu có, ông sẽ chỉ đạo rà soát ngay.

Trong giai đoạn này có việc PVPower và PVN ký chuyển đổi chủ đầu tư, ông đã chỉ đạo phó tổng giám đốc Nguyễn Quốc Khánh ký. Sau đó, các phó tổng giám đốc điều hành tiếp tục triển khai. "Vì vậy, bị cáo không cố ý làm trái trong việc chỉ đạo PVC và PVPower ký hợp đồng 33 trái luật", ông trình bày và chỉ nhận đã thiếu sát sao.

Về việc tạm ứng vốn cho tổng thầu PVC trong bốn lần với số tiền 6,6 triệu USD, 1.300 tỷ đồng, ông Thực nói chứng cứ mới cho thấy ông không ký quyết định cấp vốn. Trong bốn lần này, ông chỉ có một lần ghi bút phê giải quyết theo quy định của hợp đồng. "Như vậy bị cáo không chỉ đạo vẫn có sự cấp vốn, chỉ có một lần bút phê nhưng lại bị thực hiện không đúng chỉ đạo. VKS cáo buộc bị cáo chỉ đạo cấp vốn, tạm ứng trái quy định là không có căn cứ", cựu tổng giám đốc PVN tự bào chữa.

Ông Thực nói luôn làm việc công tâm, khách quan, không tư lợi, không ưu ái ai. Trong vụ án này, ông không bàn bạc cấp trên, không chỉ đạo cấp dưới. Khi biết có sai phạm, ông chỉ đạo khắc phục ngay. Năm 2011, biết có báo cáo đã ký thanh lý, chấm dứt hợp đồng 33; biết tiền sử dụng sai, ông cũng chỉ đạo khắc phục hậu quả, thu hồi tiền.

"Tại cơ quan điều tra, bị cáo luôn được đánh giá thành khẩn, nhưng ra tòa bị cáo bổ sung chứng cứ mới thì lại bị VKS đánh giá rằng thiếu thành khẩn", ông nói.

Ông Thực nhận đã lãnh đạo PVN phát triển tốt, lợi nhuận tăng cao, đóng góp ngân sách mỗi năm hơn 60.000 tỷ đồng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Ông có những đóng góp đặc biệt xuất sắc về công trình khoa học, được hai lần giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ.

"Gần 40 năm lao động miệt mài, cẩn trọng, trách nhiệm, bị cáo luôn tâm niệm làm đúng, nay lại bị đề nghị mức án 13 năm tù thì quá nặng nề. Bị cáo đề nghị xem xét toàn diện, làm rõ bản chất vụ án, cá thể hóa hành vi, trách nhiệm, xem xét thấu tình đạt lý", cựu tổng giám đốc PVN trình bày và cho biết hơn 16.000 công nhân ngành dầu khí đều đang theo dõi vụ án này.

Chiều nay, HĐXX không làm việc. Ngày mai, toà tiếp tục ngày làm việc thứ 8 trong chuỗi 13 ngày.

Theo Vnexpress
TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.