Cập nhật: Phiên toà xét xử 2 bị cáo vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề

Phiên toà xét xử 2 bị cáo vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề đang diễn ra tại TAND quận Long Biên (Hà Nội).
Cập nhật: Phiên toà xét xử 2 bị cáo vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề

Sáng nay (ngày 9/9), TAND quận Long Biên (Hà Nội) mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Thị Nguyệt (45 tuổi, trú tại Yên Khánh, Ninh Bình) và Nguyễn Thị Thanh Trang (37 tuổi, trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em”.

Đại diện của bị hại Trần Thị Thu Hà (26 tuổi, quê Phú Thọ - mẹ cháu bé Phạm Gia Bảo) có mặt tại phiên tòa.

Bố của bị hại Vũ Xuân Trường (31 tuổi, quê Tuyên Quang) tiếp tục vắng mặt.

Cập nhật: Phiên toà xét xử 2 bị cáo vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề - anh 1

Hai bị cáo được dẫn vào toà.

Bắt đầu phần thẩm vấn, chủ tọa xét hỏi bị cáo Nguyễn Thị Thanh Trang – người từng làm việc tại nhà Mở của chùa Bồ Đề.

Trang khai được sư thầy Thích Đàm Lan nhận vào làm việc tại nhà Mở từ tháng 10/2010. Đến năm 2012, Trang được phân công quản lý nhà Mở.

Nhiệm vụ của Trang là tiếp nhận, kê khai người đến gửi trẻ, tiếp nhận trẻ, phân các cháu vào các phòng để giao cho các cô nuôi. Ngoài ra, Trang còn có nhiệm vụ xin học cho các trẻ ở nhà Mở, đưa các cụ già đau ốm chữa bệnh…

Trang tiếp nhận cháu Phạm Gia Bảo từ tháng 10/2013. Khi nhận cháu Bảo cũng làm thủ tục đề nghị chị Hà phô tô chứng minh nhân dân, giấy xác nhận chị Hà gửi cháu vào chùa.

Việc Trang giới thiệu cháu Gia Bảo cho Nguyệt bắt đầu từ đề nghị của chị này về việc xin một đứa con trai khỏe mạnh, không bị nhiễm HIV.

Việc “giao dịch” cháu Gia Bảo, Nguyệt không đứng ra trực tiếp. Sau khi giao dịch hoàn thành Nguyệt trả cho Trang 35 triệu đồng.

Số tiền này, Trang chuyển vào tài khoản của mẹ ruột của cháu Gia Bảo là chị Trần Thị Thu Hà 10 triệu đồng. 25 triệu đồng còn lại, Trang chi tiêu cá nhân.

Cập nhật: Phiên toà xét xử 2 bị cáo vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề - anh 2

Hai bị cáo Phạm Thị Nguyệt (tay trái) và Nguyễn Thị Thanh Trang (tay phải).

Trả lời thẩm vấn HĐXX, Phạm Thị Nguyệt khóc lóc. Chị ta khai, quen biết Nguyễn Thị Thanh Trang vào tháng 8/2012 vào thời điểm Nguyệt đưa một cháu bé bị nhiễm HIV vào gửi nhờ ở chùa Bồ Đề.

Thỉnh thoảng chị ta đến chùa đưa cháu bé đi thăm khám. Cũng từ đó, Nguyệt và Trang thường xuyên liên lạc, Trang cũng thỉnh thoảng đến nhà Nguyệt chơi.

Cuối năm 2013, trong một lần trao đổi, Nguyệt có nhờ Trang tìm giúp cho “chị gái” là Đặng Thị Hương Giang một cháu trai khỏe mạnh.

Một thời gian sau, Trang thông báo về trường hợp cháu Phạm Gia Bảo – được một người làm thiện nguyện ở chùa Bồ Đề nhận làm con nuôi và đặt tên là Cù Nguyên Công.

Theo lời khai của Nguyệt, trường hợp của cháu Bảo đã được sự đồng ý của mẹ đẻ, đồng thời cháu bé cũng không được ghi tên vào sổ theo dõi của chùa Bồ Đề.

Từ những “thuận lợi” này, ngày 1/1/2014, Nguyệt nhờ chị Hương Giang tiếp nhận cháu Gia Bảo khi cháu bé được đưa về gia đình của Trang tại huyện Thường Tín, Hà Nội.

Khi tiếp nhận cháu Gia Bảo, Nguyệt không làm bất kỳ thủ tục pháp lý gì mà chỉ cầm một tờ giấy xác nhận cho con của chị Trần Thị Thu Hà – mẹ cháu Gia Bảo.

Nguyệt cho hay, chị ta hoàn toàn không biết và không có bất kỳ cuộc tiếp xúc nào với chị Trần Thị Thu Hà.

Theo hồ sơ vụ án, ngoài cháu Phạm Gia Bảo được Nguyệt nhận nuôi từ tháng 1/2014, bị cáo này còn nhận nuôi 2 cháu nhỏ tên Phạm Đức Anh (nhận nuôi từ tháng 1/2012) và Phạm Gia Hân (nhận nuôi từ tháng 6/2013).

Công bố hồ sơ vụ án tại tòa, HĐXX cho biết, Nguyệt còn có 2 con đẻ với người chồng mà chị ta cho biết không có hôn thú Phạm Văn Học.

Năm 1999, Nguyệt và anh Học (đã mất) không còn sống chung. Theo lời khai của hai người con tại cơ quan điều tra thì sau khi bỏ anh Học, Nguyệt để các cháu cho cho gia đình nội, ngoại nuôi nấng và không có bất kỳ chu cấp gì. Tuy nhiên lời khai bị chị ta phủ nhận.

Về việc nhận nuôi các đứa trẻ, trả lời HĐXX, Nguyệt khai rằng, do xuất phát từ cái “tâm” thương trẻ bị bỏ rơi.

Lúc này, chủ tọa đặt câu hỏi dồn dập, việc nhận nuôi các đứa trẻ bị cáo lấy đâu tiền trang trải cuộc sống?. Nguyệt khai rằng, để có tiền trang trải nuôi con, chị ta ngoài buổi sáng bán hàng, buổi tối còn nhận hàng quần áo về may. Thu nhập mỗi tháng từ 15-20 triệu đồng.

Trước câu trả lời của Nguyệt, chủ tọa “vặn”, bị cáo bận buôn bán kiếm tiền, thì lấy đâu ra thời gian để chăm sóc các bé, đặc biệt những đứa trẻ này còn rất nhỏ? Chị ta nói rằng, ngoài việc vừa bán hàng, vừa trông giữ các cháu, chị ta còn phải nhờ đến hai người “bạn trai” trợ giúp.

Tiếp tục thẩm vấn Nguyệt, chủ tọa đặt câu hỏi: Tài liệu cơ quan thu thập, tên của bị cáo là Phạm Thị Tân Nguyệt, tại sao năm 2011, bị cáo lại đổi tên là Phạm Thị Nguyệt.

Chị này cho hay: “Lúc làm CMND, bị cáo đọc đầy đủ, người ta không ghi như thế, bị cáo không có ý kiến gì”.

Chủ tọa tiếp tục vặn: Tại sao bị cáo sinh năm 1970, khi làm lại hồ sơ lại đề năm 1979?. “Việc này bị cáo không biết”, Nguyệt nói.

Tại sao bị cáo phải thay tên đổi họ, đổi năm sinh?, chủ tọa tiếp tục thẩm vấn. “Bị cáo không biết”, Nguyệt tiếp tục vòng vo.

Về các mối quan hệ với hai người đàn ông Phạm Văn Hữu và Nguyễn Văn Vũ, Nguyệt khai hai sống chung với anh Hữu từ năm 2012, năm 2014 chị ta kết hôn với Nguyễn Văn Vũ. Chị ta cho rằng, đấy là một phút nông nỗi.

“Cùng một thời gian sống chung với 2 người đàn ông, bị cáo làm thế nào?

Trả lời HĐXX, Nguyệt cho hay: “Anh Hữu không biết ạ. Anh Hữu quá tốt, bị cáo sai rồi”.

Đối với việc nhận nuôi các đứa trẻ, Nguyệt cho biết, đã nói dối người tình là con riêng của mình, theo VOV.

Phần xét hỏi các bị cáo kéo thúc vừa đúng lúc hết thời gian làm việc buổi sáng, HĐXX tuyên bố tạm nghỉ và sẽ tiếp tục phiên tòa vào lúc 13h30 chiều nay (ngày 9/9).

Theo hồ sơ, tháng 7/2014, cơ quan CSĐT, Công an Hà Nội nhận được đơn tố giác của ông Nguyễn Thành Long (40 tuổi, trú tại Đống Đa, Hà Nội) về việc có người đã lợi dụng từ chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) đem bán cháu Cù Nguyên Công.

Cháu Công là con ngoài ý muốn của chị Trần Thị Thu H. (quê Phú Thọ) và anh Vũ Xuân Tr. (quê Tuyên Quang), được bố mẹ gửi nhờ chùa Bồ Đề nuôi và được ông Long nhận làm cha đỡ đầu.

Trong quá trình thường xuyên tới chùa Bồ Đề, Nguyệt đã quen biết Trang (người quản lý nhà mở) và nhờ Trang tìm cho một cháu trai khoẻ mạnh làm con nuôi, hứa sẽ bồi dưỡng một khoản tiền và được Trang đồng ý.

Đến tháng 12/2013, Trang nhờ chị dâu của mình tới đặt vấn đề với chị H. để xin con về nuôi và được chị H. đồng ý. Sau đó, chị H. đã đến chùa Bồ Đề viết đơn xin lại con để giao cho Nguyệt.

Tháng 1/2014, sau khi làm thủ tục xin lại cháu bé từ chùa Bồ Đề, Nguyệt đến nhận cháu và đưa 35 triệu đồng cho Trang. Trong đó, Trang gửi 10 triệu đồng vào tài khoản của chị H., giữ lại 25 triệu đồng chi tiêu cá nhân.

Quá trình nuôi dưỡng, cháu Công bị bệnh sởi nên Nguyệt đã đưa cháu đến điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Do bệnh quá nặng cháu Công đã qua đời vào ngày 24/6/2014.

Ngoài ra, khi kiểm tra nơi ở của Nguyệt, cơ quan điều tra cũng phát hiện đối tượng này đang nuôi 2 cháu bé khác là Phạm Đức Anh và Phạm Gia Hân.

Minh Vân (t/h)

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.