Cầu Ghềnh trăm tuổi bị sà lan húc sập, tuyến đường sắt tê liệt

Trưa 20/3, một chiếc sà lan đã húc vào cầu Ghềnh trăm tuổi (Biên Hòa, Đồng Nai) khiến cầu đổ sập, vài người bị rớt xuống sông.
Cầu Ghềnh trăm tuổi bị sà lan húc sập, tuyến đường sắt tê liệt

Người dân ở phường Bửu Hòa, Tp. Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, khoảng 12h trưa 20/3, họ nghe thấy một tiếng động rất lớn từ phía lòng sông vang lên. Tiếp đó một số trạm biến áp cũng phát nổ. Khi chạy ra chỗ cầu thì phát hiện cầu Ghềnh – biểu tượng lịch sử của TP. Biên Hòa bị sập, một chiếc sà lan đang trong tình trạng lật ngửa và vài người bị rớt xuống sông.

Theo ghi nhận của phóng viên, một thanh sắt dài 8m ở phần cầu thuộc phường Quyết Thắng và nhiều thanh tà ray dài 15m thuộc phần cầu phường Bửu Hòa rời ra, cắm thẳng xuống sông, trên cầu còn lại là vài chiếc xe máy của các nạn nhân.

Ông Phạm Anh Dũng, Chủ tịch UBND TP Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết , 2 nhịp cầu số 2 và số 3 sụp đổ hoàn toàn xuống sông Đồng Nai. Đường sắt Bắc - Nam tạm thời bị tê liệt. Đường dây điện trên cầu bị đứt, một số trụ điện gãy gập và nghiêng ngả, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào khiến dân cư hai đầu cầu bị mất điện. Hiện, các cơ quan chức năng đang khắc phục điện nước cho dân.

Cầu Ghềnh trăm tuổi bị sà lan húc sập, tuyến đường sắt tê liệt ảnh 1

Hiện trường cầu Ghềnh sập xuống xông, sà lan bị lật úp.

Ông Dũng cho biết thêm, mặc dù chưa xác định được số lượng người rớt xuống sông nhưng lực lượng cứu hộ vẫn đang tích cực tìm kiếm và cứu người bị nạn. Trong khi đó, Công an xã Hiệp Hòa cũng tiến hành lấy lời khai của một số nạn nhân may mắn được cứu sống.

Cầu Ghềnh trăm tuổi bị sà lan húc sập, tuyến đường sắt tê liệt ảnh 2

Khu dân cư hai đầu cầu bị mất điện.

Ngay khi xảy ra sự cố, Bí thư tỉnh Đồng Nai - ông Nguyễn Phú Cường đã nhanh chóng chỉ đạo các cơ quan chức năng khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh, gấp rút sửa lại đường vào ga Hố Nai để đón khách Bắc Nam. Ngành đường sắt phải đưa khách từ tàu hỏa trung chuyển an toàn về TP.HCM và chịu toàn bộ chi phí vận chuyển hành khách. Đồng thời, ông Cường cũng yêu cầu lực lượng cứu hộ nhanh chóng trục vớt xà lan bị lật trên sông.

Ngoài ra, vì đây là một vụ tai nạn vô cùng nghiêm trọng nên ông Cường đã chỉ đạo công an nhanh chóng điều tra làm rõ vụ việc.

Cầu Ghềnh trăm tuổi bị sà lan húc sập, tuyến đường sắt tê liệt ảnh 3

Ông Nguyễn Phú Cường, Bí thư tỉnh Đồng Nai chỉ đạo tại cuộc họp khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh.

Theo Dân trí, cơ quan Công an đã xác định chủ phương tiện là bà Nguyễn Thu Hồng (quê Tiền Giang, hiện ngụ TPHCM). Tại thời điểm xảy ra vụ việc, trên chiếc sà lan chở khoảng 800 tấn cát, sỏi từ tỉnh Long An về hướng Đồng Nai do tài công Nguyễn Văn Thưởng (quê Tiền Giang) điều khiển. Thời điểm này, trên sà lan có khoảng 3 – 4 người.

Cầu Ghềnh dài 223 m thuộc TP Biên Hòa - là cây cầu bắc qua sông Đồng Nai dẫn vào Cù lao Phố, do Pháp xây dựng vào năm 1902, dành đi chung cho cả đường bộ và đường sắt với 2 phần bên hông dành cho xe 2 bánh, ở giữa dành cho xe lửa và xe ôtô.

Tuy nhiên, có tài liệu ghi rằng, cầu được xây dựng vào năm 1909, thiết kế bởi kiến trúc sư Gustave Eiffel (1832 - 1923), người thiết kế tháp Eiffel cùng hai công trình kiến trúc khác ở Việt nam là cầu Long Biên (Hà Nội) và cầu Tràng Tiền (Huế).

A.M

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.