1 Cây cầu nào được mệnh danh là ‘tháp Eiffel nằm ngang của Việt Nam’?
icon
Cầu Long Biên (Hà Nội)
icon
Cầu Trường Tiền (Huế)
icon
Cầu Bình Lợi (Sài Gòn)
Giải thích Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng (Hà Nội), nối liền hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm được mệnh danh là 'tháp Eiffel nằm ngang của Việt Nam'.
2 Tên gọi ban đầu của cây cầu này là...?
icon
Charles Garnier
icon
Gustave Eiffel
icon
Paul Doumer
Giải thích Ban đầu cầu được đặt tên là Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.
3 Đâu là đơn vị thi công cây cầu này?
icon
Dayde-Pille
icon
Henri-Cerutti
icon
Levallois-Perret
Giải thích Trên một số phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam xuất hiện thông tin rằng kiến trúc sư Gustave Eiffel là người thiết kế cầu Long Biên. Tuy nhiên, điều này là không chính xác. Thực tế, Gustave Eiffel đã từ chức và rút lui khỏi công ty của mình (Compagnie des Etablissements) vào ngày 14 tháng 2 năm 1893, trước khi ý tưởng xây dựng cầu Long Biên được đề xuất. Sau khi Eiffel từ chức, công ty Compagnie des Etablissements của ông đã đổi tên thành La Société Constructions Levallois-Perret, và do Maurice Koechlin làm Giám đốc điều hành. Năm 1897, khi đấu thầu xây dựng cầu Long Biên, công ty Levallois-Perret là một trong sáu nhà thầu tham gia nộp bản vẽ thiết kế, nhưng không trúng thầu. Công ty Daydé & Pillé mới là nhà thầu đã trúng thầu. Trong các bản vẽ thiết kế cầu Long Biên của Daydé & Pillé hiện được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I có các chữ ký gốc của các kỹ sư của Daydé & Pillé và chữ ký gốc phê duyệt bản vẽ của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, không có chữ ký nào là của Eiffel. Do vậy, Eiffel và công ty của ông không phải là tác giả thiết kế và cũng không tham gia xây dựng cầu Long Biên.
4 Cây cầu được xây dựng nhằm mục đích gì?
icon
Phục vụ Pháp chiếm đánh Hà Nội
icon
Phục vụ Pháp thực hiện khai thác thuộc địa
icon
Phục vụ Pháp đi lại trong khu vực
Giải thích Năm 1897, dự án xây dựng cầu Long Biên đã được Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer thông qua với mục đích nâng cao cơ sở hạ tầng và cần thiết cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Cụ thể, cầu được xây dựng chủ yếu để phục vụ tuyến xe lửa chở nhiên liệu trong cuộc khai thác thuộc địa của Pháp.
5 Mất bao lâu thì cây cầu hoàn thành?
icon
3 năm
icon
4 năm
icon
5 năm
Giải thích Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương đã chọn công ty Daydé & Pille làm nhà thầu chính trong việc thiết kế và thi công cầu với số tiền chi tiêu cho phép là 5.900.00 Franc. Tuy nhiên, trên thực tế, tổng số tiền chi phí cho công trình lớn nhất Đông Dương này là 6.200.000 Franc. Việc cho xây dựng cầu Long Biên còn có ý nghĩa giúp lưu thông hàng hóa dễ dàng từ trung tâm đồng bằng Bắc Bộ đến Hải Phòng và quay vào Hà Nội. Ngày 13/9/1889, cầu chính thức được khởi công xây dựng bên bờ tả ngạn sông Cái và được công ty Daydé & Pille thiết kế theo kiểu có rầm chìa. Sau gần 3 năm thi công, ngày 28/2/1902, cầu đã hoàn thành.
6 Cây cầu này dài bao nhiêu mét?
icon
Dài 2.090m
icon
Dài 2.290m
icon
Dài 2.490m
Giải thích Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.
7 Cầu Long Biên đã từng là cây cầu dài thứ mấy trên thế giới?
icon
Thứ nhất
icon
Thứ hai
icon
Thứ ba
Giải thích Cầu Long Biên đã từng là cây cầu dài thứ hai trên thế giới, chỉ sau cầu Brooklyn bắc qua sông East-River của Mỹ. Đây còn là công trình kiến trúc sắt thép duy nhất và đồ sộ nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ.
8 Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1, cầu Long Biên bị máy bay Mỹ ném bom mấy lần?
icon
10 lần
icon
15 lần
icon
20 lần
Giải thích Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ 1 (1965-1968), cầu Long Biên bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai của không lực Hoa Kỳ (1972) cầu Long Biên bị ném bom 4 lần, phá hỏng 1500m cầu và hai trụ lớn bị cắt đứt. Để bảo vệ cầu, bộ đội công binh và phòng không Việt Nam xây dựng hai trận địa pháo phòng không cao 11,5 m trên bãi cát nổi giữa sông Hồng (còn gọi là bãi giữa), để vẫn có thể bắn máy bay Hoa Kỳ khi có lũ cao nhất. Bộ đội Phòng không Việt Nam dùng máy bay trực thăng cẩu pháo, khí tài chiếm lĩnh trận địa. Ngoài ra còn có lực lượng phòng không hải quân gồm: các tàu tuần tiễu tham gia bảo vệ cầu. Các nhịp của cầu bị bom đánh đổ đã được thay bằng các dầm bán vĩnh cửu, có khẩu độ ngắn đặt trên các trụ mới. Lịch sử sử dụng cầu Long Biên đã chứng kiến các điểm cao trên thành cầu trở thành ụ pháo cao xạ chống máy bay Mỹ trong thời gian chiến tranh. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ 1965-1967, các lực lượng vũ trang của Quân đội Nhân dân Việt nam đã bảo vệ cầu Long Biên như thả bóng hơi, tạo sương mù của lực lượng bộ đội hoá học đối với máy bay Mỹ. Đặc biệt các tiểu đội lính pháo cao xạ 12,7 ly đã anh dũng cắm chốt tử thủ trên các đỉnh cao nhất của cầu để bắn các phi đội F4 của Mỹ ném bom phá cầu. Hàng ngày các anh đã trực chiến 24/24 ăn ở sinh hoạt tại chỗ, được đồng đội tiếp tế cơm nước từ dưới kéo lên.
9 Cầu Long Biên còn được xem là...?
icon
Chứng tích lịch sử hào hùng
icon
Cây cầu nối liền hai thế kỷ
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Vào thời đó, cầu Long Biên là cây cầu lớn nhất Đông Dương và còn được người Pháp ca ngợi gọi là cây cầu nối liền hai thế kỷ. Không những vậy, đây còn là ký ức của bao thế hệ người Hà Nội và là chứng tích của lịch sử đau thương và anh hùng Việt Nam. Cho đến bây giờ, cầu Long Biên vẫn không bị “khuất lấp” giữa những cây cầu hiện đại khác mà trái lại, dường như huy hoàng hơn bởi chính vẻ gỉ sét, già nua, đầy thương tích của mình.
10 Khi nào xe máy được phép đi qua cầu Long Biên?
icon
Năm 2001
icon
Năm 2003
icon
Năm 2005
Giải thích Sang thời bình, do giao thông ngày một tăng trong thập kỷ 90, cầu Long Biên được sử dụng chỉ cho tàu hỏa, xe đạp và người đi bộ. Việt Nam xây dựng thêm cầu Chương Dương nằm trong mục tiêu đáp ứng nhu cầu đi lại và để phát triển kinh tế, xã hội đô thị ở hai bờ sông Hồng Hà Nội. Cuối năm 2005 xe máy được phép đi qua cầu Long Biên để giảm việc ùn tắc giao thông cho cầu Chương Dương. Năm 2002, Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt thông qua dự án gia cố sửa chữa cầu Long Biên giai đoạn 2 với tổng vốn đầu tư 94,66 tỷ đồng, nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn khai thác đến năm 2010.
(Ngày Nay) - Sau khi nhiều thành viên đảng Dân chủ gọi ông Elon Musk là "Tổng thống Musk", Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã nói với các nhà hoạt động bảo thủ rằng ông không “nhượng lại chức tổng thống” cho tỷ phú công nghệ này.
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
(Ngày Nay) - Dịp Giáng sinh năm nay và Tết Dương lịch 2025, miền Bắc vẫn duy trì trạng thái trời rét, ngày có nắng; trong khi miền Trung khả năng có mưa lớn; khu vực Nam Bộ ít mưa, ngày trời nắng.
(Ngày Nay) - Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
(Ngày Nay) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.