Châu Phi sẽ có vị thế mới trên bản đồ di sản UNESCO

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngay khi đứng trên cương vị mới, ông Lazare Eloundou Assomo - Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới UNESCO cho biết đang vạch một kế hoạch chi tiết nhằm giải quyết sự mất cân bằng giữa các châu lục trong lĩnh vực di sản. Điều vốn làm lợi cho các quốc gia giàu có nhiều hơn so với những nước kém phát triển tại châu Phi, nơi đang có các công trình văn hóa bị đe dọa thường xuyên do chiến tranh và biến đổi khí hậu.
Nhà thờ Hồi giáo Djingarey Berre ở Timbuktu từng được UNESCO trùng tu sau khi bị các chiến binh Hồi giáo làm hư hại năm 2012. Ảnh: MINUSMA.
Nhà thờ Hồi giáo Djingarey Berre ở Timbuktu từng được UNESCO trùng tu sau khi bị các chiến binh Hồi giáo làm hư hại năm 2012. Ảnh: MINUSMA.

Châu Phi bao gồm 9 triệu dặm vuông từ Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương và từ Sahara ở phía bắc đến Cape Point ở phía nam. Nơi đây được xem như cái nôi của loài ngoài, chứa đựng những di sản văn hóa cổ xưa nhất thế giới cùng các kỳ quan thiên nhiên quý giá.

Tuy nhiên, bất chấp quy mô rộng lớn và tính chất quan trọng, châu Phi chưa bao giờ giữ vị trí tương xứng trong Danh sách Di sản thế giới của UNESCO. Nếu nhìn vào bản đồ phân bố, con số 98 di sản được ghi danh tại lục địa này hoàn toàn bị lấn át bởi châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á.

Giờ đây, người châu Phi đầu tiên đứng đầu Trung tâm Di sản thế giới đã tuyên bố rằng những điều trên cần phải thay đổi một cách nhanh chóng.

Ông Lazare Eloundou Assomo, một người Cameroon vốn xuất thân là kiến trúc sư lãnh đạo việc xây dựng lại lăng mộ ở Timbuktu (Mali) sau khi công trình này bị hư hại nặng bởi cuộc tiến công của các chiến binh Hồi giáo liên minh với al-Qaida vào năm 2012, cho biết đây sẽ là ưu tiên trong thời gian tại vị của ông.

“Điều khiến chúng tôi nghĩ cần có những thay đổi là khi nhìn vào danh sách ghi danh của UNESCO gần 50 năm sau ngày ký Công ước di sản thế giới 1972, chúng tôi nhận thấy rằng vẫn có một số khu vực trên thế giới không được nhìn nhận công bằng so với những nơi khác. Và nhiệm vụ của tôi sẽ là giải quyết vấn đề này", ông nói với Guardian.

Ông Assomo, ngườì sẽ bắt đầu với vị trí mới của mình trong tháng này cho biết các quốc gia nhỏ, đang phát triển cũng từng có lịch sử hứng chịu số lượng di sản được công nhận thấp và không tương xứng. Trong 27 quốc gia không có bất kỳ di sản nào từng nhận danh hiệu của UNESCO, chỉ có bốn quốc gia nằm ngoài châu Phi hoặc được phân loại là một đảo quốc.

Châu Phi sẽ có vị thế mới trên bản đồ di sản UNESCO ảnh 1

Ông Lazare Eloundou Assomo. Ảnh: UNESCO.

Trong khi đó ở phía bên kia, các quốc gia giàu có như Ý đang sở hữu 58 di sản được ghi danh, Trung Quốc với 56 và Đức là 51. Việc kiến tạo được một hệ sinh thái di sản mang tầm quốc tế giúp những đất nước trên tận dụng tối đa dòng tiền của khách du lịch đổ về.

Đối với Assomo, vấn đề không phải là chạy theo con số, mà là cần sử dụng tầm ảnh hưởng của văn hóa, tài chính của UNESCO để giúp các quốc gia thuộc châu Phi khắc phục tình trạng thiếu nguồn lực và chuyên môn. Theo ông, đây là điều từng được chứng tỏ gây trở ngại trong quá trình đề cử phức tạp và tốn kém.

Assomo cho biết: “Việc đào tạo và nâng cao năng lực của các chuyên gia di sản là một lĩnh vực mà chúng tôi sẽ phải chú trọng nhiều hơn trong tương lai để giúp giải quyết sự mất cân bằng. UNESCO luôn mong muốn có sự hợp tác sâu rộng hơn giữa các quốc gia thành viên, đặc biệt là sự tài trợ và đào tạo từ các quốc gia ở Châu Âu và những khu vực khác".

Châu Phi từng là xuất phát điểm của loài người, sở hữu rất nhiều di sản về văn hóa và tự nhiên mà không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Những khu rừng thiêng ở Tây Phi - vùng đất được bảo tồn qua vô số thế hệ vì ý nghĩa tôn giáo và văn hóa - là một ví dụ điển hình. Theo một nghiên cứu gần đây ở Togo, các khu rừng cũng quan trọng về mặt môi trường và quý giá về mặt văn hóa không kém các công trình nhân tạo. Ở một lục địa đang gánh chịu nặng nề của khủng hoảng khí hậu, việc bảo vệ các khu rừng là vô cùng cần thiết.

“Châu Phi đang ở tuyến đầu hứng chịu các tác động của biến đổi khí hậu. Đây cũng là điều khiến chúng tôi tin rằng việc huy động nỗ lực của UNESCO cho các di sản quốc tế ở châu Phi nên được ưu tiên ”, ông Assomo giải thích.

Châu Phi sẽ có vị thế mới trên bản đồ di sản UNESCO ảnh 2

Pháo đài San Sebastian, được xây dựng trên đảo Mozambique bởi các nhà cai trị thuộc địa Bồ Đào Nha vào thế kỷ 16. Ảnh: Alamy.

Với môi trường sống tự nhiên, vườn quốc gia Niokolo-Koba (Senegal) và pháo đài San Sebastian (Mozambique) đang bị tàn phá bởi các cơn lốc xoáy ngày càng dữ dội kèm mưa lớn. Hay như Timbuktu, thành phố huyền thoại ở Sahara, từng được công nhận là di sản thế giới từ năm 1988 đã bị ảnh hưởng bởi quá trình sa mạc hóa lâu dài.

Ở đây, ông Assomo nhấn mạnh trách nhiệm của UNESCO là đàm phán với các quốc gia để đảm bảo rằng tổ chức vẫn luôn duy trì và bảo tồn các di sản một cách tốt nhất nhằm truyền lại cho thế hệ sau.

98 di sản thế giới của châu Phi từng được UNESCO công nhận bao gồm những nơi nổi tiếng như công viên quốc gia Serengeti (Tanzania) cho đến những địa điểm ít được chú ý hơn, chẳng hạn Koutammakou (Togo). Trong đó, 15 di sản đang đứng trong Danh sách nguy cấp do xuất hiện nhiều mối đe dọa như săn trộm, khai thác gỗ bất hợp pháp và xung đột. Mới đây, Thánh địa Lalibela ở phía bắc Ethiopia, nơi sở hữu 11 nhà thờ chạm khắc từ đá nguyên khối trong thời kỳ Trung cổ đã rơi vào khu vực tranh giành giữa quân đội chính phủ và phiến quân Tigrayan.

Assomo nói rằng ông không thể bình luận về "các vấn đề quốc gia". Nhưng bất cứ khi nào khu vực đang tồn tại di sản xảy ra xung đột, UNESCO sẽ không ngừng kêu gọi những người đang kiểm soát các địa điểm này bảo vệ chúng khỏi cướp bóc và phá hoại. Thông qua trải nghiệm phục hồi di sản ở Timbuktu, ông đã có những bài học giá trị để nhìn nhận một cuộc xung đột có thể gây ảnh hưởng khủng khiếp như thế nào tới di sản.

Theo The Guardian, UNESCO
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?