43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong cuộc họp thường niên được tổ chức trực tuyến từ ngày 13-18/12, Ủy ban Liên chính phủ về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể đã ghi danh bốn di sản vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần được Bảo vệ Khẩn cấp và 39 di sản vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của UNESCO. 

Cũng tại sự kiện, dưới sự chủ trì của ông Punchi Nilame Meegaswatte - Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Sri Lanka, Ủy ban Liên Chính phủ đã bổ sung bốn dự án vào Sổ đăng ký Thực hành Bảo vệ Tốt, phân bổ 172.000 đô la Mỹ từ Quỹ Di sản Văn hóa Phi vật thể cho một dự án bảo tồn di sản của Mông Cổ, 116.400 đô la Mỹ cho một dự án ở Djibouti và thêm 266,000 đô la Mỹ cho một dự án ở Đông Timor.

Bốn di sản mới được đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, bao gồm:

1. Liên bang Micronesia - Chế tạo xuồng tại Quần đảo Caroline

Cách xác định phương hướng và chế tạo xuồng/cano đi đường dài nơi đây đã có truyền thống hàng thế kỷ. Các cộng đồng cư dân ở Micronesia gìn giữ truyền thống bản địa về việc chế tạo những chiếc cano đi biển từ vật liệu địa phương, sử dụng phương thức điều hướng hay tìm đường thông qua việc chú ý đến dấu hiệu từ môi trường, nhiều hơn là sử dụng bản đồ hay các công cụ hiện đại khác.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận ảnh 1

Cano tại Micronesia sử dụng động lực khá giống với các phương tiện phương Tây. Thiết kế không đối xứng hỗ trợ đi thuyền tốc độ cao và cho phép tiếp cận vùng nước rất nông. Mọi kiến thức và kỹ năng liên quan được truyền lại cho các thế hệ sau thông qua các khóa học nghề truyền thống do những thợ lành nghề đứng lớp.

2. Đông Timor - Tais, dệt truyền thống

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận ảnh 2

Tais là loại vải dệt thủ công truyền thống của Đông Timor. Người dân dệt vải Tais sử dụng để trang trí, may trang phục truyền thống cho các nghi lễ, lễ hội, đồng thời cũng là phương thức thể hiện bản sắc văn hóa và đẳng cấp xã hội, vì màu sắc và họa tiết thay đổi tùy theo từng dân tộc.

Tais được làm từ bông nhuộm bằng thực vật tự nhiên. Thông thường phụ nữ sẽ thực hiện các quy trình dệt may truyền thống phức tạp, những người phụ nữ này sẽ tiếp tục truyền lại kỹ năng cho thế hệ tiếp theo trong cộng đồng của mình. Nam giới sẽ tham gia một số công việc khác như thu thập thực vật làm nguyên liệu để nhuộm bông và chế tạo thiết bị dệt.

3. Estonia - Đóng và sử dụng thuyền độc mộc ở vùng Soomaa

Thuyền độc mộc của vùng Soomaa, Estonia là một chiếc thuyền giống như xuồng, được làm rỗng từ một thân cây, với các cạnh được mở rộng và phần đáy nông. Điểm đặc biệt nhất của những chiếc thuyền độc mộc này là phần cạnh được mở rộng đáng kể với sự kết hợp của nhiệt và độ ẩm, do đó tăng khối lượng và khả năng cơ động.

Việc đóng và sử dụng thuyền độc mộc được xem như một hoạt động cộng đồng tại Estonia. Kỹ thuật đóng thuyền được truyền qua các lớp học nghề và nghiên cứu chính thức được công bố.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận ảnh 3

4. Mali - Các thực hành và biểu hiện văn hóa liên quan đến M’Bolon, một loại nhạc cụ gõ truyền thống

M’Bolon là một loại nhạc cụ được sử dụng ở miền Nam Mali. Nhạc cụ này có một hộp âm thanh lớn được bọc bằng da bò, một chiếc cổ dài bằng gỗ và dây. M'Bbolon một dây và hai dây được sử dụng cho các sự kiện phổ biến và cho các nghi lễ tôn giáo, trong khi M'Bbolon ba dây và bốn dây được sử dụng để ca ngợi truyền thống, anh hùng, các vị vua và đồng hành cùng bà con nông dân trên các cánh đồng.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận ảnh 4

Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của UNESCO bao gồm các di sản mà khả năng tồn tại đang bị đe dọa. Danh sách hiện có 71 di sản.

39 di sản mới được thêm vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại bao gồm:

1. Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Áo, Bỉ, Croatia, Séc, Pháp, Đức, Hungary, Ireland, Ý, Kazakhstan, Hàn Quốc, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Maroc, Hà Lan, Pakistan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Qatar, Ả Rập Xê Út, Slovakia, Tây Ban Nha , Cộng hòa Ả Rập Syria - Falconry, một di sản sống của con người

Thực hành huấn luyện chim ưng và các loài chim săn mồi khác được xem như một loại hình nghệ thuật truyền thống. Việc nuôi dạy chim ban đầu như một phương tiện để tìm kiếm thức ăn, dần về sau đã được thêm vào những giá trị khác. Nuôi dạy và huấn luyện chim ưng đã hòa nhập vào cộng đồng như một phương thức giải trí, hay một cách kết nối với thiên nhiên.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận ảnh 5

Nuôi dạy chim ưng được thực hành bởi mọi lứa tuổi, ở hơn 80 quốc gia. Công việc nuôi chim ưng hiện đại tập trung vào việc bảo vệ chim ưng và môi trường sống của chúng. Các kỹ năng này được truyền qua các thế hệ trong gia đình, cũng như đào tạo chính quy trong các câu lạc bộ và trường học.

2. Ả Rập Saudi, Algeria, Bahrain, Ai Cập, Iraq, Jordan, Kuwait, Lebanon, Mauritania, Morocco, Oman, Palestine, Sudan, Tunisia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen - Thư pháp Ả Rập, kiến ​​thức, kỹ năng và thực hành

Thư pháp Ả Rập là thực hành nghệ thuật viết tay chữ Ả Rập một cách uyển chuyển để truyền tải sự hài hòa, duyên dáng và cái đẹp. Tính linh hoạt của việc viết thư pháp mang lại khả năng vô hạn, ngay cả trong một từ duy nhất, vì các chữ cái có thể được kéo dài và biến đổi để tạo ra các họa tiết khác nhau.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận ảnh 6

Thư pháp Ả Rập phổ biến ở các quốc gia Ả Rập và ngoài Ả Rập, được nam giới và phụ nữ ở mọi lứa tuổi thực hành. Ban đầu với mục đích làm cho chữ viết rõ ràng và dễ đọc, thư pháp Ả rập dần trở thành một nghệ thuật Ả Rập Hồi giáo, cho ra đời vô vàn tác phẩm truyền thống và hiện đại. Các kỹ năng được truyền tải không chính thức, lẫn chính thức tại trường lớp hoặc học nghề.

3. Đan mạch; Phần Lan; Iceland; Na Uy; Thụy Điển - Thuyền clinker Bắc Âu

Thuyền clinker của Bắc Âu là những chiếc thuyền gỗ nhỏ, hở, dài từ năm đến mười mét. Trong gần hai thiên niên kỷ, người dân khu vực Bắc Âu đã đóng thuyền clinker bằng các kỹ thuật cơ bản: các tấm ván mỏng được gắn chặt vào xương sống của sống thuyền và thân cây, các tấm ván chồng lên nhau được gắn chặt bằng đinh tán kim loại hoặc dây thừng.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận ảnh 7

Là biểu tượng của di sản ven biển Bắc Âu nói chung, những chiếc thuyền clinker ngày nay chủ yếu được sử dụng trong các lễ hội và sự kiện thể thao truyền thống. Kỹ năng và kiến ​​thức liên quan đến thuyền clinker được truyền qua học nghề, các khóa đào tạo chính thức từ các cơ sở đóng tàu chuyên dụng của nhà nước và tư nhân.

4. Cộng hòa Dân chủ Congo, Congo - Rumba Congo

Khác với điệu Rumba Cuba gắn liền với nghệ thuật khiêu vũ, Rumba Congo có tính phổ biến hơn khi thường được biểu diễn tại nhà, nơi công cộng và không gian tôn giáo, một thể loại âm nhạc có thể góp mặt trong tất cả các dịp lễ kỷ niệm, bao gồm lễ tang.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận ảnh 8

Điệu Rumba này có thể được thực hiện bởi cả nghệ sĩ chuyên nghiệp và nghiệp dư, được truyền lại cho các thế hệ trẻ thông qua các câu lạc bộ khu phố, các trường đào tạo chính thức và các tổ chức cộng đồng. Rumba được coi là một phần không thể thiếu của bản sắc Congo và là một phương tiện thúc đẩy sự gắn kết và đoàn kết giữa các thế hệ.

5. Bang Bolivia đa quốc gia - Đại lễ hội Tarija

Lễ hội lớn Tarija của Bolivia diễn ra hàng năm vào tháng 8 và tháng 9, với các đám rước sùng đạo, lễ hội, cuộc thi và pháo hoa. Các lễ nghi được truyền lại qua các thế hệ trong gia đình và tại nhà thờ. Lễ hội này vốn có nguồn gốc từ thời thuộc địa, khi cư dân Tarija cầu xin Thánh Roch chữa bệnh và bảo vệ những người thân yêu của mình. Đại lễ được đặc trưng bởi âm nhạc sôi động và các màn khiêu vũ, là cơ hội để chiêm ngưỡng các mặt hàng thủ công trong vùng, ăn những món ăn truyền thống, mặc trang phục sặc sỡ và đeo mặt nạ. Ngoài ý nghĩa tôn giáo, lễ hội cũng đánh dấu sự khởi đầu của mùa trồng trọt.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận ảnh 9

6. Cộng hòa Bolivarian của Venezuela - Chu kỳ lễ hội bày tỏ sự tôn sùng và tôn thờ đối với Thánh John Tẩy giả

Lễ tưởng niệm Thánh John Tẩy giả, một nhà giảng thuyết Do Thái đã dẫn dắt một phong trào nhận phép rửa tại sông Jordan, bắt nguồn từ thế kỷ 18 trong các cộng đồng người Afro-Venezuela. Được xem như một biểu tượng của sự phản kháng và tự do văn hóa, các lễ hội được đặc trưng bởi tiếng trống vui tươi, những màn khiêu vũ, kể chuyện, ca hát và những đám rước với tượng Thánh John Tẩy giả. Mọi thực hành và kiến ​​thức liên quan được truyền dạy trong gia đình và thông qua các nhóm cộng đồng, trường học.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận ảnh 10

7. Ecuador - Pasillo, hát và thơ

Pasillo là một loại hình âm nhạc và khiêu vũ xuất hiện ở Ecuador vào thế kỷ 19. Đây là sự kết hợp của các yếu tố của âm nhạc bản địa, như yaraví, waltz, minuet và bolero. Âm nhạc thường đi kèm với guitar và được biểu diễn trong các buổi khiêu vũ, các sự kiện công cộng và các buổi hòa nhạc ngoài trời.

Về ca từ, đây thực chất là một bài thơ được phổ nhạc, ca từ liên quan đến tình yêu, quê hương và cuộc sống đời thường. Pasillo được truyền lại giữa các thế hệ trong các gia đình, tại các trung tâm đào tạo chính thức, và thông qua các nhóm nhạc.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận ảnh 11

8. Panama - Lễ hội Corpus Christi

Lễ hội Corpus Christi là một lễ hội tôn giáo ở Panama nhằm tôn vinh cơ thể và máu của Chúa Kitô. Lễ hội này kết hợp truyền thống Công giáo với các tập tục phổ biến và được đặc trưng bởi các buổi biểu diễn sân khấu, các điệu nhảy với trang phục và mặt nạ đầy màu sắc. Lễ hội bắt đầu với màn trình diễn sân khấu miêu tả cuộc chiến giữa thiện và ác, sau đó là lễ rước và các cuộc tụ họp trên đường phố và trong gia đình.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận ảnh 12

9. Peru - Các giá trị, kiến ​​thức, truyền thuyết và tập quán liên quan đến gốm của người Awajún

Người Awajún xem công việc làm gốm là phương thức biểu hiện mối quan hệ hài hòa của họ với thiên nhiên. Quá trình chuẩn bị bao gồm năm giai đoạn: thu thập vật liệu, tạo mẫu, nung, trang trí và hoàn thiện. Mỗi giai đoạn đều có những ý nghĩa và giá trị cụ thể.

Tập tục hàng nghìn năm tuổi đã cho phép trao quyền cho phụ nữ Awajún, những người sử dụng nó như một phương tiện thể hiện cá tính của riêng mình. Tập tục này được truyền từ những người phụ nữ lớn tuổi đến những người phụ nữ khác trong gia đình.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận ảnh 13

10. Malaysia - Songket

Songket là một loại vải Malaysia được dệt thủ công trên khung dệt sàn truyền thống hai bàn đạp. Kỹ thuật dệt trang trí yêu cầu chèn chỉ vàng hoặc bạc vào giữa các sợi cơ bản để chúng dường như nổi trên nền dệt đầy màu sắc. Kỹ thuật này có từ thế kỷ 16, được truyền từ mẹ sang con gái và thông qua các chương trình đào tạo chính thức. Nam giới tham gia bằng cách tạo ra các thiết bị dệt. Songket được sử dụng trong trang phục truyền thống tại các buổi lễ, dịp lễ quan trọng.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận ảnh 14

11. Indonesia — Gamelan

Gamelan đề cập đến dàn nhạc gõ truyền thống của Indonesia và bộ nhạc cụ được sử dụng. Hòa tấu thường bao gồm xylophone, cồng chiêng, chiêng-chuông, trống, chũm chọe, nhạc cụ dây và sáo trúc. Âm nhạc được chơi bởi cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở mọi lứa tuổi, thường được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo và các sự kiện cộng đồng. Gamelan là một phần không thể thiếu trong bản sắc Indonesia từ nhiều thế kỷ trước. Việc truyền tải được thực hiện ở giáo dục tiểu học đến đại học, trong gia đình và trong các cuộc hội thảo.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận ảnh 15

12. Thái Lan - Nora, kịch múa ở miền nam Thái Lan

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận ảnh 16

Nora là một hình thức sân khấu múa và hát ngẫu hứng có từ nhiều thế kỷ trước, thường dựa trên những câu chuyện về Đức Phật hoặc các anh hùng huyền thoại. Những người biểu diễn mặc trang phục sặc sỡ với mũ đội đầu, cánh, khăn quàng cổ được trang trí công phu và đuôi thiên nga tạo cho họ vẻ ngoài giống chim.

Được biểu diễn tại các trung tâm cộng đồng địa phương, các hội chợ và sự kiện văn hóa đền chùa, nora là một thực hành dựa vào cộng đồng, có ý nghĩa văn hóa và xã hội sâu sắc đối với người dân miền Nam Thái Lan. Các buổi biểu diễn sử dụng phương ngữ, âm nhạc và văn học để củng cố đời sống văn hóa và các mối liên kết xã hội. Thực hành được truyền lại trong gia đình, tại các tổ chức cộng đồng và cơ sở giáo dục.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận ảnh 17

13. Việt Nam - Nghệ thuật Xòe

Nghệ thuật xòe được sinh ra trong quá trình lao động của người Thái và dần trở thành chất liệu gắn kết các dân tộc trên vùng cao Tây Bắc. Có ba loại xòe là xòe vòng, xòe nghi lễ, xòe trình diễn. Trong đó, xòe vòng phổ biến nhất. Mọi người nối nhau thành vòng tròn, thực hiện các động tác múa cơ bản như: giơ tay lên cao, hạ xuống, nắm tay người bên cạnh và bước chân nhịp nhàng. Động tác đơn giản biểu trưng cho khát vọng về sức khỏe và hòa hợp của cộng đồng. Xòe nghi lễ và xòe trình diễn được gọi tên theo các đạo cụ như: xòe khăn, xòe nón, xòe quạt, xòe sạp, xòe nhạc, xòe gậy, xòe hoa. Nhạc cụ phục vụ múa xòe là tính tẩu, kèn loa, khèn bè, trống, chiêng, chũm chọe...

(còn tiếp)

Theo UNESCO
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.