T.S Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em cho biết, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, sức khỏe sinh sản tại Việt Nam có những tín hiệu khả quan trong thời gian qua.
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai từ 4 lần trở lên đạt trên 80%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đỡ duy trì 95-97%; tỷ lệ chăm sóc sau sinh trong 7 ngày đầu sau đẻ đạt gần 80%.
Đặc biệt, tỷ lệ tử vong mẹ trên 100 nghìn trẻ đẻ ở Việt Nam cũng giảm (năm 2000 có 165 ca, con số này năm 2019 chỉ còn 46 ca). Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh là 10 phần nghìn, so với các nước trong khu vực, đây là mức tương đối khá so với các nước.
Về cải thiện dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em cũng có nhiều khả quan. Chiều cao trung bình ở nữ tăng 3,3 cm, cụ thể: 152,3 cm (năm 2000) tăng lên 155,6 cm (năm 2020). Nam giới Việt Nam tăng lên 5,8cm, cụ thể chiều cao trung bình 162,3cm (năm 2000) tăng lên 168,1 cm (2020).
Tuy nhiên, các chỉ số trên vẫn còn khoảng cách khá xa giữa vùng thành thị với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số cao gấp 2 lần và tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân cũng cao gấp 2,5 lần so với trẻ em là người Kinh (tương ứng 31,4% so với 15% và 21% so với 8,5%).
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ suy dinh dưỡng chênh lệch giữa các vùng miền do ở vùng sâu, xa thiếu nhân lực (thiếu cán bộ chuyên môn sản nhi, bác sĩ đa khoa làm công tác chăm sóc sản khoa, nhi khoa tại tuyến huyện); thiếu cơ sở vật chất; trang thiết bị...