Cho phép phá dỡ, xây mới biệt thự cổ trăm tỷ ở trung tâm Sài Gòn

(Ngày Nay) -Đánh giá căn biệt thự cổ trên đường Lý Tự Trọng (quận 1, TP.HCM) có hình thức kiến trúc đơn giản, không còn giá trị và bị đập phá toàn bộ nên TP cho phép chủ nhà xây mới công trình theo chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc khu trung tâm hiện hữu 930 ha, với chiều cao tối đa 70 m.
Ngôi biệt thự tại 237 Nơ Trang Long bị phá dỡ và TP yêu cầu phục dựng lại nguyên trạng
Ngôi biệt thự tại 237 Nơ Trang Long bị phá dỡ và TP yêu cầu phục dựng lại nguyên trạng

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa vừa chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng về hướng giải quyết 2 căn biệt thự cổ tại số 12 Lý Tự Trọng (quận 1) và số 237 Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh).

Trong đó, theo ghi nhận thì biệt thự cổ trên đường Lý Tự Trọng bị tháo dỡ gần như hoàn toàn, chỉ còn 2 mảng tường cửa chính. Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc (thuộc Sở Quy hoạch – Kiến trúc) đánh giá biệt thự này không còn giá trị. Do đó, Sở Xây dựng sẽ xử lý theo hướng đồng ý cho chủ sở hữu xây mới công trình theo đúng quy định.

Về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, căn cứ đồ án và quy chế xây dựng khu trung tâm hiện hữu 930ha được TP phê duyệt, vị trí đất tại số 12 Lý Tự Trọng được xây dựng với mật độ 65-70%, chiều cao công trình tối đa là 70 m.

Trước đó, căn biệt thự được bán cho một chủ mới với giá hơn 200 tỷ đồng. Sau khi mua lại, người này xin phép chính quyền địa phương tháo dỡ mái ngói, chống dột, thay đổi dầm sàn mục nát, làm lại điện nước, lát gạch... Tuy nhiên, căn biệt thự bị đập gần như toàn bộ nên đã bị đình chỉ thi công.

Đối với căn biệt thự cổ gần 100 tuổi (xây dựng năm 1920) ở địa chỉ 237 Nơ Trang Long, chính quyền TP.HCM đồng ý phương án sữa chửa, cải tạo nhằm giữ nguyên hình dáng kiến trúc vì đây là công trình có kiến trúc đặc trưng tiêu biểu cần được bảo tồn.

Theo Sở Xây dựng, phần nhà phụ phía sau của căn biệt thự đã bị tháo dỡ hoàn toàn. Mái ngói của nhà chính bị tháo dỡ toàn bộ; một phần xà gồ, kèo đã được dỡ xuống; các tường ngăn chia vẫn còn, cột vẫn còn; tường rào, cửa sắt còn nguyên trạng. Sở xử lý theo hướng đề nghị chủ nhà cải tạo, phục dựng nguyên trạng ban đầu.

Trước đó, vào cuối tháng 6, căn biệt thự cổ tọa lạc số 237 đường Nơ Trang Long bị đập bỏ... Ngay sau đó, chính quyền quận Bình Thạnh đã đình chỉ việc tháo dỡ. Cuối năm 2015, căn biệt thự này từng được rao bán giá 35 tỷ đồng.

Theo thống kê, TP.HCM từng có đến 1.300 căn biệt thự cổ (xây trước năm 1975), tập trung nhiều nhất ở quận 1 và 3, trên các đường Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai, Mạc Đỉnh Chi…

Tuy nhiên, theo khảo sát mới đây của Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc thì có đến gần một nửa số biệt thự đã “biến mất”. Điển hình như đường Nguyễn Đình Chiểu từng có 53 biệt thự, nay chỉ còn 24, đường Hai Bà Trưng có 40 biệt thự thì nay chỉ còn 20 căn…

Theo Dân Trí

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).