Chủ quán karaoke cháy khiến 13 người chết bị khởi tố

Sáng nay, Công an Hà Nội công bố đã khởi tố 3 bị can để điều tra trách nhiệm liên quan hỏa hoạn kinh hoàng khiến 13 người chết, 4 ngôi nhà 8 tầng bị thiêu rụi.
Quán karaoke bị cháy lan sang nhiều nhà bên cạnh.
Quán karaoke bị cháy lan sang nhiều nhà bên cạnh.

Trong 3 bị can, cơ quan điều tra tạm giam Lê Thị Thì và thợ hàn Hoàng Văn Tuấn. Chủ quán karaoke 68 Trần Thái Tông Nguyễn Diệu Linh được tại ngoại do đang nuôi con nhỏ. Cả ba cùng bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy, theo điều 240 Bộ luật hình sự 2009.

Nhà chức trách cáo buộc, Nguyễn Diệu Linh đã đưa quán karaoke vào sử dụng khi chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy. Linh thay đổi thiết kế, không kiểm tra giám sát trong quá trình thi công, cho lắp đặt biển quảng cáo che kín mặt tiền...

Thợ hàn Hoàng Văn Tuấn chưa được huấn luyện về an toàn lao động, dùng máy hàn thổi lửa trực tiếp vào bản lề để cắt dẫn đến lửa bén vào bên trong và gây cháy.

Lê Thị Thì là chủ sử dụng lao động trực tiếp, biết rõ công việc hàn có thể dẫn đến cháy nổ nhưng không có biện pháp phòng chống. 

Theo kết luận điều tra, hoả hoạn xảy ra lúc 13h30 ngày 1/11 tại quán karaoke 68 Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy) rồi lan sang 3 ngôi nhà cùng cao 8 tầng bên cạnh.

Sau 7 tiếng chữa cháy, lực lượng chức năng đã đưa 13 thi thể ra ngoài. Đa số nạn nhân là học viên Học viện Chính trị quốc gia, lớp dành cho trưởng, phó phòng cấp sở. Thi xong môn học, nhóm học viên tổ chức liên hoan.

Khi xảy ra cháy, một người chạy thoát ra ngoài, 12 người ở lại trong phòng đều tử vong. Trong số nạn nhân có một cán bộ của Hà Nội.

Điều 240: Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Theo Vnexpress
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.