“Tính đến nay có tổng cộng 28 sà lan chở cát không hóa đơn chứng từ bị PC68 xử lý và tạm giữ”, đại tá Lập cho biết.
Trao đổi, ông Trần Văn Đôi (sinh năm 1970, ngụ Cà Mau), chủ sà lan mang số hiệu HGI-5435 cho biết ông mua cát ở mỏ khai thác tại vùng thượng nguồn như Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự (Đồng Tháp) về bán lại cho các chủ vựa vật liệu xây dựng và các công trình xây dựng ở Cà Mau hơn một năm nay.
“Hiện tại giá mua ngay tại mỏ cát 40.000 đồng/m3, về đến Cà Mau bán lại được 100.000 đồng/m3. Mỗi chuyến đi như vậy tôi phải trả công cho 4 người, phí nhân công tại mỏ cát và trả cho xáng cạp 17 triệu đồng/sà lan".
"Hơn 1 năm nay, tôi chưa khi nào được xuất hóa đơn giá trị gia tăng, công ty bán cát cũng không xuất hóa đơn. Nếu muốn lấy hóa đơn, tôi phải trả thêm 15.000 đồng/m3. Lúc nghe công an kiểm tra, tôi có trả tiền xuất hóa đơn 100m3 cát để đối phó. Trong khi sà lan của tôi chở 400m3, vì vậy hóa đơn không hợp lệ, phương tiện bị tạm giữ”, ông Đôi nói.
Ngoài ra, nhiều chủ sà lan khác bị tạm giữ cũng khai mua cát tại các mỏ rồi vận chuyển về Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cà Mau… bán lại kiếm lời. Tuy nhiên, họ cũng không được nơi bán xuất hóa đơn.
Theo Tuổi trẻ