Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam

Năm 2022, chúng ta sẽ kỷ niệm 35 năm Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) ra Nghị quyết tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất. Một trong những căn cứ để UNESCO đánh giá rất cao Nhà văn hóa Hồ Chí Minh là bởi “sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”. Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, nhưng Người trước hết là “tinh hoa và khí phách của dân tộc Việt Nam”, là sự kết tinh và thể hiện sinh động bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

_____________

Sớm xác định văn hóa là những gì tốt đẹp gắn liền với đời sống của con người, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng, của sự phát triển, Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc xây dựng nền văn hóa nói chung và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng. Khi rời Tổ quốc đi sang phương Tây, khát vọng lớn lao của Người là cứu nước, cứu dân thoát khỏi đêm dài nô lệ, để tìm lại hình của đất nước và giúp hồi sinh dân tộc. Đó không chỉ là một sự nghiệp chính trị vĩ đại, mà còn là một sự nghiệp văn hóa, nhân văn cao cả; không chỉ là việc giành lại độc lập dân tộc, mà còn xây dựng một xã hội mới, trong đó có việc xây dựng nền văn hóa dân tộc thay cho nền văn hóa nô dịch của chính quyền thực dân. Hành trang quý giá nhất và cũng là động lực mạnh mẽ nhất của Người trong hành trình tìm đường cứu nước đó là lòng yêu nước nồng nàn - giá trị xếp hàng đầu trong hệ các giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam, một nét đẹp trong bản sắc văn hóa truyền thống hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là cơ sở, là căn cứ để Người sau đó lựa chọn con đường cứu nước độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - con đường cách mạng vô sản, mà không lựa chọn con đường dân chủ tư sản của cách mạng Mỹ, hay cách mạng Pháp, với quan niệm rất rõ ràng rằng đó là những cuộc cách mạng “không đến nơi”.

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa là tinh túy, bản sắc, cốt cách của dân tộc. Do đó, nếu đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc cũng có nghĩa là trên thực tế dân tộc không còn tồn tại. Người hết sức chú trọng vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, ngày 3/9/1945, Người đã nêu lên nhiệm vụ cấp bách của chính quyền cách mạng là phải khắc phục hậu quả gần một thế kỷ dưới ách thống trị tàn bạo, phản động của chế độ thực dân, trong đó có những chính sách về văn hóa làm đầu độc, kìm hãm dân tộc ta trong dốt nát và những thói hư, tật xấu. Người chỉ ra nhiệm vụ phải xây dựng lại nền văn hóa dân tộc, phải “mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”, “phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”, phải “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” .

Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam ảnh 1

Ngày 23/11/1945, Người ký ban hành Sắc lệnh số 65-SL về việc bảo tồn tất cả các cổ tích trong toàn cõi Việt Nam, nghiêm cấm phá hủy đình, chùa, đền, miếu, các cổ vật, thành, quách, lăng, mộ, chiếu sắc, văn bằng, v.v. có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn. Ngày nay, ngày 23 tháng 11 hằng năm trở thành Ngày Di sản văn hóa Việt Nam.

Ngày 24/11/1946, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức, trong Diễn văn khai mạc Hội nghị, Hồ Chí Minh “thiết tha mong muốn nền văn hóa mới của nước nhà lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở” và đề nghị phải “trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam”, phải “lột cho hết tinh thần dân tộc” .

Nhận thức rõ muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, không thể thiếu vai trò của việc giáo dục lịch sử, truyền thống dân tộc, Người khích lệ, đề nghị nhân dân ta phải học, phải biết sử ta, để “Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” và yêu cầu các nhà hoạt động văn hóa phải làm cho nhân dân hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Người nhắc nhở: “Coi chừng, có nhiều người Việt Nam lại không hiểu rõ lịch sử, đất nước, con người và những cái vốn rất quý báu của mình bằng những người nước ngoài” . Qua độ lùi thời gian, đến nay quan điểm này vẫn giữ nguyên giá trị thời sự.

Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở các nhà hoạt động văn hóa - nghệ thuật: “Nghệ thuật của cha ông hay lắm, tốt lắm! Cố mà giữ gìn”, “Làm công tác văn nghệ mà không tìm hiểu sâu vốn của dân tộc thì không làm được đâu” .

Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam ảnh 2

Chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Hồ Chí Minh cũng chú ý nhắc nhở tránh tâm lý “phục cổ”, “nệ cổ”. Người chỉ rõ: “Nói là khôi phục vốn cũ, thì nên khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì phải loại dần ra” .

Trong khi tuyên truyền, cổ động xây dựng đời sống mới, Người cũng lưu ý: “Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ. Thí dụ: Ta phải bỏ hết tính lười biếng, tham lam.

Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Thí dụ: Đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi.

Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm. Thí dụ: Ta phải tương thân tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước” .

Chú trọng vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở phải tránh khuynh hướng bảo thủ, đóng kín. Người cho rằng nền văn hóa của dân tộc phải biết kế thừa những tinh hoa văn hóa nhân loại theo tinh thần: “Tây phương và Đông Phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam” . Kết hợp nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại là tư duy biện chứng hết sức đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh. Người chính là hiện thân mẫu mực của sự thống nhất giữa kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp hàng nghìn năm của dân tộc và không ngừng tìm hiểu, chắt lọc, học tập và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, không ngừng làm giàu thêm vốn tri thức của bản thân, để vươn lên đến đỉnh cao tri thức nhân loại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam ảnh 3

* * *

Đất nước đang sang Xuân mới với khát vọng và niềm tin mạnh mẽ về một tương lai ngày càng tươi sáng trên con đường phát triển hạnh phúc, thịnh vượng, hùng cường, chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc và tầm nhìn vượt thời gian trong những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa nói chung, về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng. Chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn những thông điệp đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu lên tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11/2021 vừa qua, trong đó đặc biệt là quan điểm: “Văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”.

Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa nói chung, về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng, là cơ sở lý luận, là nền tảng tư tưởng vững chắc để ngày nay chúng ta xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng, của sự phát triển, hoàn thành trọn vẹn chức năng “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” .

Bài: PGS.TS Lý Việt Quang

Thiết kế: Mẫn San

TIN LIÊN QUAN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: